17/11/12

[Video] Giảng cho Doanh nhân 17.11.12




Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn

15/11/12

Trà đàm về Mê tín dị đoan

 
Nội dung sau đây được phiên tả lại từ buổi làm việc giữa Thầy DuyTuệ và Nhóm biên tập, vào ngày 22/10/2012 tại Pattaya, Thái Lan

Thầy: Tại sao con người thích mê tín dị đoan?
Mê tín dị đoan là cái gì mà có nhiều người say đắm không bỏ được?
Tại sao có nhiều người cần phải dựa vào mê tín dị đoan? 

Mê tín dị đoan có phải là chỗ dựa cho sự tồn tại an toàn, có ý nghĩa cho một con người hay không?
Những ai thích dựa vào mê tín dị đoan? 

Có phải mê tín dị đoan là dựa vào sức mạnh thần linh không có thật hay không?
Làm sao con người có thể nhận ra rằng mình đang dựa vào mê tín dị đoan?  

Liệu người mê tín dị đoan có hiểu được, thấy được là họ đang dựa vào mê tín dị đoan hay không?
Tư cách của một người sống dựa vào mê tín dị đoan sẽ như thế nào?
Người có đầu óc mê tín dị đoan hay người tin vào mê tín dị đoan có xứng đáng đại diện cho một nhóm cộng đồng nào đó hay không?
Những doanh nhân dựa vào mê tín dị đoan có đáng tin cậy không?
Mình có nên tin những doanh nhân có đầu óc dựa vào thần thánh hay tin vào mê tín dị đoan không?
Tư cách của người tin vào thổ thần, thổ địa như thế nào?
Mình có nên dựa vào tư cách của người tin vào thổ thần, thổ địa để mình giao tiếp và làm ăn với họ hay không?
Là công dân đi bỏ phiếu, anh có bầu cho người thường dựa vào thần thánh để tiến thân hay không? Hay anh chọn người tin dựa vào nguyện vọng của quần chúng nhân dân? Hay anh chọn người có tình thương với con người để anh bầu?
Có hai đại biểu mà anh phải chọn, một người luôn luôn có tình cảm và tin vào con người, người còn lại luôn luôn có tình cảm và tin vào thánh thần. Trong hai đại biểu này, anh thích chọn người nào? Khi độc giả đọc cái này, nếu người ta có đi bầu phiếu, họ cũng phải xem người này có thành tích tin vào thần thánh không, nếu có thì phải suy nghĩ, xem lại.
Người mà dựa vào thần thánh có biết rằng mình dễ bị kẻ khác lừa mình hay không? 

Phải chăng những người thường tin vào thần thánh thì hay bị kẻ khác lừa gạt?
Phải chăng những người tin dựa vào mê tín dị đoan là miếng mồi ngon của những người khôn lanh khác? Mồi ngon quá đi chớ, ăn tái cũng được, ăn nướng cũng được, kho ăn cũng được.
Nếu anh là người không có khả năng nào để làm kinh tế, có khi nào anh nhìn thấy rằng những người mê tín dị đoan là nguồn lợi bất tận, là đất để anh sống hay không?
Những người khó làm ăn trong các lĩnh vực khác, tại sao không khai thác nhu cầu của những người mê tín dị đoan?
Phải chăng người muốn làm giàu một cách nhanh nhất, an toàn nhất là làm ăn với người mê tín dị đoan?
Phải chăng làm ăn với những người dựa vào mê tín dị đoan là anh dễ kiếm tiền nhất hay không?
Làm những sản phẩm bán cho người mê tín dị đoan có phải là cách kiếm tiền dễ dàng nhất hay không? Nếu đúng vậy tại sao anh không thử kiếm tiền kiểu này?
Những sản phẩm nào bán cho người mê tín dị đoan là dễ kiếm tiền nhất?
Người có đầu óc làm ăn có biết rằng những người mê tín dị đoan là một thị trường luôn luôn béo bở hay không?
Trong xã hội có nên chăng hình thành một lớp doanh nhân chuyên khai thác thị trường mê tín dị đoan để làm giàu, vì đây là cách kiếm tiền nhẹ nhàng nhất, mà an toàn nhất?
Lãnh vực kinh doành nào không rủi ro mà cũng không cần vốn nhiều? Phải chăng là lãnh vực mê tín dị đoan?
Có nghề nào chỉ cần hai dụng cụ đơn giản, rẻ tiền nhất mà có thể có một cuộc sống dài lâu bền bỉ mà còn rất an toàn?
Bí quyết nào mà một người vô dụng, người không hữu ích cho ai có thể làm thầy một người có học?
Hiền giả Minh Triết có nên học bí quyết này hay không?
Có nên coi thường người sống bằng nghề mê tín dị đoan hay không?
Có nên coi trọng người sống bằng nghề mê tín dị đoan hay không?
Chúng ta học tập được gì ở những người mê tín dị đoan?
Người hành nghề mê tín dị đoan có phải là người ngu hay không?
Niềm vui và hạnh phúc của người hành nghề mê tín dị đoan là gì? Có phải là khi trùm cái khăn lên đầu thì được người khác bảo là, “Cậu ơi, cậu giúp con với!”?
Người hành nghề mê tín dị đoan có phải là người thông minh hay không?
Người thiếu lanh lợi, mưu chước liệu có thể làm được nghề mê tín dị đoan hay không?
Người làm nghề mê tín dị đoan có cần thiết phải hổ thẹn hay không?
Người làm nghề mê tín dị đoan có nên tự hào với nghề nghiệp của mình hay không?
Bạn có thể hình dung cuộc đời của những người hành nghề mê tín dị đoan kết thúc như thế nào không?
Người hành nghề mê tín dị đoan có tình người hay không?
Người tin vào mê tín dị đoan để tồn tại trong chức vụ địa vị của mình có tình người hay không?
Liệu những người tin vào mê tín dị đoan có tình người hay không?
Người mà không có tình người có thực sự là con người hay không?
Liệu người không phát triển được tình người có được gọi là người hay không? Không phát triển được tình người, chứ tình người thì nó có. Ai cũng có tình người cả nhưng vấn đề là không phát triển được tình người.
Tại sao những người hành nghề mê tín dị đoan có thể trở thành người thầy vĩ đại của một số người có học và có quyền lực trong xã hội?

Tuệ Lực Nhãn: Họ là nạn nhân của nhau. Người tin vào mê tín dị đoan lúc ban đầu là nạn nhân của người hành nghề mê tín dị đoan, nhưng người ta có bao giờ nghĩ theo chiều ngược lại là người hành nghề là nạn nhân của người mê tín?

Thầy: Bạn có nên thường xuyên gần gũi những người hành nghề mê tín dị đoan và những người tin vào mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Nếu bạn có con gái để gả đi lấy chồng, bạn có gả cho những người đang hành nghề mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Nếu bạn đi lấy vợ hoặc chồng, bạn có thích lấy một người mà sống bằng nghề mê tín dị đoan hoặc tin vào mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Bây giờ mình đặt câu hỏi vô chỗ môn đăng hộ đối, tuổi con gì... Thêm một loạt câu hỏi đó. Ví dụ thế này, ảnh hưởng về tâm lý đối với con người trong lá số tử vi như thế nào?
Ảnh hưởng về tâm lý đối với con người trong niềm tin ngày tốt, giờ tốt, tháng tốt như thế nào?
Bạn có tin vào tư cách của người thường tin vào ngày tốt, giờ tốt?
Số phận của những người tin vào lá số tử vi sẽ như thế nào?

Tuệ Lực Nhãn: Tại sao họ lại tin vào tử vi, những cái quẻ?

Thầy: Tại sao con người ít tin vào khả năng nhận thức của mình mà lại tin vào thần thánh hay các hình thức mê tín dị đoan khác? Lát nữa quý vị sẽ làm việc với thầy về chương sự thấy, vì tất cả mọi thứ đều xuất phát từ sự thấy không mở. Khi sự thấy mở thì tất cả mọi chuyện sẽ được giải quyết. 

Tại sao những người tin vào mê tín dị đoan như sửa bếp sửa nhà lại gặp nhiều rắc rối trong gia đình quá vậy?
Khi chúng ta nói đến mê tín dị đoan ở loài người, phải chăng chúng ta muốn nói đến những người không bao giờ tin vào sự tỉnh táo của đầu óc mình?
Chúng ta có bàn vấn đề mê tín dị đoan với những người luôn luôn tỉnh táo và tin vào đầu óc của mình hay không? Mình cứ hỏi vậy thôi. Ai nghĩ sao cũng được.

Tuệ Nhẫn Hạnh: Sẵn thầy nói về đề tài mê tín dị đoan, con có một chuyện muốn thưa với thầy. Mấy ngày gần đây, ở tổ đình phật giáo Hòa Hảo có hàng loạt đàn cò bay về, nhiều lắm. Bà con đi xem cũng nhiều, bà con ở khắp các tỉnh miền Tây, Sài Gòn cũng về. Mọi người xem, rồi mỗi người một ý. Người ta nói cò về là cụ Huỳnh Phú Sổ sắp về. Nhiều người còn nói rất là nhiều điều. Con muốn hỏi thầy, theo cái thấy của thầy là như thế nào? Thầy có thể cho con một lời khuyên để nếu có dịp tiếp xúc, con sẽ hướng dẫn để bà con có một cái thấy chân thật hơn.

Thầy: Rất đơn giản thế này, con cò là biểu tượng của sự xui rủi và cô đơn, đúng không? Ai muốn hiểu sao thì hiểu. Cho nên ở những nơi thờ phượng linh thiêng, người ta chỉ thờ phượng, con hạc chứ không ai thờ phượng con cò. Con hạc là biểu tượng của sự sạch sẽ, thanh cao, thanh tịnh. Còn con cò là biểu hiện của sự cô đơn, cô độc, và khổ đau.

Tuệ Nhẫn Hạnh: Nhưng mà mọi người cứ dựa vào lời sấm giảng, thấy đàn cò tụ họp về đây đông đúc, người ta cho rằng nó là biểu tượng của đức thầy, sau bao nhiêu năm là đàn cò trở về là đức thầy trở về. Người ta cứ suy diễn như vậy đó thầy. Nếu bây giờ mình nói hạc là hình ảnh may mắn, còn cò là hình ảnh xui rủi, như vậy người ta la con chết đó thầy.

Thầy: Kệ người ta, kệ người ta. Cái đó mình không có can thiệp được. Bây giờ Nhẫn Hạnh có nghe thầy nói không. Bây giờ cô nên quan tâm đến đầu óc của cô. Cô đừng quan tâm đến người khác, được không ? Người ta tin kệ người ta, can cớ gì đến cô mà cô nói chuyện. Kệ người ta.

Tuệ Nhẫn Hạnh: Tại vì con thấy mọi người xôn xao lên đó thầy. Con thấy mọi người suy diễn nên con cũng thấy đau lòng, nên con cũng muốn góp lên một tiếng nói gì đó.

Thầy: Kệ người ta. Trời ơi, cô này nhiều chuyện quá. Cô lo cho thân phận cô đi. Đừng có quá nhiều vấn đề. Thầy đề nghị quý vị chỉ tham gia đặt câu hỏi thôi nha, đừng có ý kiến gì khác.

Tuệ Nhẫn Hạnh: Dạ, con cảm ơn thầy.

Thầy: Cứ theo ông bà mình dạy thôi, "Khôn thì sống, mống thì chết". Cứ thế mà làm. Làm sao mà cản người ta được. Người ta khôn thì người ta sống, người ta dại thì người ta chết. Cái chuyện đó kệ người ta. Quý vị đặt câu hỏi tiếp.

Tuệ Lực Nhãn: Người ta cũng tin vào tướng số lắm đó thầy. Sửa cái này, cắt cái kia để được may mắn…

Thầy: Chắc có lẽ mình hỏi như vậy là đủ rồi ha. Bây giờ mình sang chuyện khác. [...]


Mời quý vị đón đọc các cuộc trà đàm tiếp theo.
Nhóm biên tp
Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn

Trao đổi với Tuệ Tri


Thầy: Có lúc thầy nói hơi mạnh với quý vị vì thầy ngại các hiền giả ù lì trong nhận thức; tiêu cực, thụ động trong nhận thức nên không sáng tạo và gần như mất tự tin.
 

Tuệ Tri: Vâng, con hiểu ạ. Cũng dễ bị như vậy.
 

Thầy: Hầu hết như vậy. Chưa ai dám tự tin mình sẽ có đời sống mới với tầm nhìn mới. Ít ra phải có quyết tâm và hứng thú khảo sát.
 

Tuệ Tri: Rồi anh chị em cũng sẽ vượt qua thôi. Chỉ là phải có thời gian...
 

Thầy: Cái Thấy của một người chiếu lên tất cả quan hệ của họ trong quá trình họ tồn tại. Phải hình thành tư tưởng khám phá mãnh liệt và âm ỉ thì năng lực cái Thấy sẽ giúp cho tư tưởng ấy dẫn đến thành công.
 

Thầy: Thỉnh thoảng thầy tự hỏi mình sống có lợi ích gì cho ai không? Rồi thầy chìm sâu vào vô tận của ánh sáng thấy. Tỉnh dậy thầy lại tiếp tục lên đường. Mỗi đoạn đường hiện ra linh ảnh của trí thấy. Qua các linh ảnh khác nhau, trí thấy cuốn mình trong các cảm xúc khác nhau. Và các cảm xúc sẽ biến mất khi não bộ đi vào nghỉ ngơi.

Malaysia, ngày 14/11/2012

14/11/12

Trà đàm về Sự Thấy và Khái niệm “Sai lầm” - Phần cuối


Nội dung sau đây được phiên tả lại từ buổi thảo luận nhóm về kết quả thực hành “Võ thấy” giữa Thầy Duy Tuệ và các hiền giả, buổi tối ngày 06/11/2012 tại bãi biển Pattaya.

Tiếp theo Phần đầu 

Quý vị thấy, đối tượng chúng ta nghiên cứu chính là sự thấy của chúng ta. Nhưng tại sao chúng ta nghiên cứu chính sự thấy của chính chúng ta? Là vì sự thấy sẽ dẫn tới hành động. Không hành động nào mà không xuất phát từ sự thấy cả.

Nó có thể không xuất phát từ ý tưởng, không xuất phát từ mục đích, không xuất phát từ lòng mong muốn, tham lam, không xuất phát từ sự giận dữ hay từ thất vọng. Nhưng nếu nói nó không xuất phát từ sự thấy gì thì dứt khoát không phải. Chắc chắn là không phải!

Có thể xuất phát từ sự thất vọng mà dẫn tới hành động. Có thể xuất phát từ sự hy vọng mà dẫn tới hành động. Có thể xuất phát từ sự buồn đau mà hành động. Có thể xuất phát từ sự giận dữ mà hành động. Có thể xuất phát từ tưởng tượng mà hành động. Có thể xuất phát từ suy diễn mà hành động. Nhưng nói nó không xuất phát từ sự thấy là không đúng. Có thể nó không xuất phát từ những điều tôi vừa nêu lên, nhưng chắc chắn nó phải xuất phát từ sự thấy. Anh thấy kiểu gì thì không biết nhưng chắc chắn là phải có sự thấy can thiệp vào.

Chúng ta đang đi sâu vào một chuyện hết sức thực tế, hết sức cụ thể và hết sức cấp bách cho loài người.

Tôi nói như vậy có hợp lý không?

Nhãn Biến: Dạ, con thấy mình giận dữ, buồn chán… thì cũng từ sự thấy mà hành động.

Thầy Duy Tuệ: Có rất nhiều hành động mà không phải vì tôi giận quá tôi hành động, hay là tôi buồn quá tôi hành động, hay là tôi ham ăn quá tôi hành động, hay là vì cái này có lợi cho tôi tôi hành động, hay là vì cái này tôi thỏa mãn một cái gì đó tôi hành động, hay là vì tôi thương tôi hành động… Có thể không xuất phát từ những cảm xúc đó nhưng chắc chắn nó phải xuất phát từ một cái thấy, còn thấy kiểu gì thì chưa biết được. Mà đó là lý do buộc chúng ta phải nghiên cứu sự thấy của chúng ta. Cái này là cái đầu tiên nhất.

Hồi chiều tôi xem một phim con đại bàng đánh con chó sói, bắt con chó sói. Quý vị biết là chó sói dữ lắm. Nhưng con đại bàng mà đã đánh con chó sói thì con chó sói dứt khoát phải chết. Chó sói không thể thắng được chim đại bàng.

Quý vị thấy, chó sói đứng dưới đất. Bây giờ mình nói về vật lý thì chó sói cứ xà quần ở dưới đất thôi. Nó phải chạy qua, chạy lại rồi ngước lên trời dòm. Bây giờ nếu nói về cặp mắt không thôi thì cái thấy của con chim đại bàng với cái thấy của con chó sói thì đương nhiên là con chim đại bàng thấy rất tổng quát, chi tiết và thấy rất rõ. Chó sói không thể thấy rõ như chim đại bàng được, đúng vậy không? Nhiều khi chim đại bàng bay bên trên thì chó sói cũng không thấy nữa. Nhưng khi chó sói nghe đại bàng sà sát xuống và nghe tiếng gió quạt gần tới nó thì đại bàng đã sát bên rồi. Lúc ấy, con chó sói không thể kịp nhìn con đại bàng. Và chó sói theo quán tính là há mồm chụp con chim đại bàng. Nhưng trời sinh chim đại bàng ra có một cái luật rất đặc biệt. Sau khi nhìn nó biết, theo quán tính hay theo luật thiên nhiên gì đó, con chó thì phải luôn luôn há mồm sủa và cắn thì phải há mồm, nên nó liếc nhìn và hai cái chân đi ngay tới liền. Mà móng chân của chim đại bàng thì kinh hoàng lắm. Tôi thấy chim đại bàng đánh con sói thì lúc nào móng vuốt của nó cũng đi thẳng vào cái miệng con chó sói luôn. Vì con chó sói lúc nào cũng há mồm mà. Giật mình cũng há mồm, tấn công cũng há mồm… Không bao giờ nó ngậm mồm mà tấn công được. Khi nó há mồm thì móng vuốt của con chim đại bàng móc vô một cái thì chó sói không thể cắn được. Chó sói chỉ tìm cách vùng vẫy để thoát ra khỏi móng vuốt. Cái móng vuốt đã quắp vô rồi thì nó đau biết chừng nào. Mà nó quặt ngay vào chính vũ khí chính của con chó là hàm răng cắn.

Con đại bàng thì buồn cười lắm! Sau khi quắp vô rồi thì cứ tỉnh bơ, cứ lấy cánh quạt quạt và không có một chút sợ sệt, lo âu hay không có chút đối phó gì hết. Còn con chó sói thì lồng qua lộn lại, lồng qua lộn lại. Một con chim đại bàng khác phóng tới, phụ thêm vô nữa thì con chó sói chết rất nhanh. Còn nếu không có con chim đại bàng thứ hai thì con chó sói đó cũng đuối sức mà chết. Quý vị thấy cái thấy của con chim đại bàng ghê gớm lắm! Khi nó thấy chính xác thì hành động rất chính xác. Còn thấy không chính xác thì hành động không thể chính xác được.

Vừa rồi, có một hiền giả nữ trẻ có một cái thấy không chính xác mà dám khẳng định với tôi đó là người chồng tương lai của con trong bao nhiêu năm mơ ước bây giờ mới gặp. Quyết định coi như đó là người chồng của mình. Cho nên hành động lúc nào cũng đi với cái thấy. Mà cái thấy không chính xác thì đương nhiên không thể hành động chính xác được. Nhưng bây giờ nói anh thấy làm sao chính xác được? Cho nên biết bao nhiêu chuyện thấy không chính xác.

Bước kế tiếp của quý vị là nghiên cứu xem có bao nhiêu cái thấy căn bản mà mình hay sử dụng hàng ngày? Thấy từ quyền lợi, thấy từ khuynh hướng văn hóa, thấy từ sự ích kỷ, thấy từ cái sự ganh tỵ, thấy từ quan điểm riêng của mình, thấy từ niềm tin riêng của mình… Tức là quý vị phải phân tích cho được trong đầu quý vị có bao nhiêu khuynh hướng căn bản ảnh hưởng đến cái thấy của mình? Trong đó phải kể đến là các khái niệm như là lợi, hại, sai lầm… Những cái đó cũng chi phối anh nữa. Ví dụ là làm sao để tránh sai lầm? Anh bị khái niệm “sai lầm” nó dính trong đầu anh và bắt đầu cứ nhìn theo hướng đó hoài. Tối ngày anh cứ sợ chuyện sai lầm và anh tìm cách tránh sự sai lầm. Nhưng rốt cuộc, anh quyết định theo cách anh yên tâm nhất là không sai lầm thì cuối cùng cũng chính anh nói cũng không thể tránh được sai lầm và lần này sai lầm không giống lần trước. Như vậy thì cả đời mình không lúc nào không sai lầm. Nếu chúng ta căn cứ vào tránh sai lầm để chúng ta quyết định là chúng ta bị dính đòn hết. Cái này nó hơi sâu một chút. Quý vị có công nhận là nó tương đối tế nhị và hơi sâu một chút không?

Nguyên Trí: Dạ có.

Thầy Duy Tuệ: Cái này nó tế nhị, hơi sâu và đầu óc mình dễ bị lợn cợn chỗ này lắm. Nhãn Biến có công nhận nó lợn cợn không?

Nhãn Biến: Dạ có.

Thầy Duy Tuệ: Quý vị phải nghiền ngẫm cái này để từ đây cho đến khi quý vị tắt hơi thở cuối cùng, không bao giờ sợ mắc sai lầm và hai chữ sai lầm không bao giờ có trong đầu quý vị. Quý vị nhớ là tôi sống suốt mười mấy năm nay không có khái niệm gì trong đầu tôi cả. Điều đó không có nghĩa là tôi nhìn không sai lầm. Không phải tôi tài quá nên tôi có những quyết định chính xác và luôn luôn không sai lầm. Không phải như vậy. Cái cơ bản là tôi không bao giờ có khái niệm sai lầm hay không sai lầm trong đầu tôi. Vì quý vị có khái niệm sai lầm nên quý vị nhìn tôi quý vị bảo: “Công nhận, Thầy có những quyết định mặc dù ngày xưa là như thế, gia đình phản ứng này kia nọ khác với Thầy nhưng Thầy quyết định quá chính xác. Bây giờ gia đình cũng thấy hãnh diện vì Thầy, cũng này kia nọ khác, rồi gia đình cũng ổn định chứ đâu có gì khó khăn…”. Đại loại như vậy.

Quý vị nhìn tôi trên tia ánh sáng của vấn đề lợi hại hay là sai lầm hay là không sai lầm, chính xác và sai lầm... Quý vị nhìn y chang vậy thôi. Tức là cùng một lúc hai tia sáng nó phóng vô hoạt động của tôi, vô con người của tôi và vô gia đình của tôi. Một tia sáng là lợi hại, một tia sáng là sai lầm hay không sai lầm. Rồi quý vị bình luận, rồi bắt đầu viết sách ra.

“Thầy quyết định là không bao giờ sai lầm. Hay là Thầy quyết định như thế, lúc ấy gia đình chưa thấy quyền lợi gì nên gia đình phản ứng. Nhưng sau này gia đình thấy có quyền lợi về tinh thần, ít nhất là cũng cảm thấy danh dự với đóng góp của thầy đối với nền giáo dục Việt Nam… Cho nên gia đình thấy rất là hãnh diện…”.

Quý vị thấy không, nó trớt qướt hết. Quý vị sẽ nhìn tôi như vậy hết. Quý vị thấy chưa, nhìn như vậy là dính liền, không chạy đâu được hết. Bây giờ cái công việc của quý vị là làm sao không dính vô nhiều chuyện, không dính vô những thứ như vậy.

Bây giờ tôi trở lại chuyện cô kia, một là quyết định ly dị chồng ở lại quê hương, hai là bỏ quê hương quyết định đi theo chồng. Coi chừng cô đó cũng sẽ rối trí. Căn cứ nào, căn cứ vào đâu mà cho rằng đây là một quyết định phù hợp hay một quyết định đúng đắn? Trong trường hợp mình là cô đó, quý vị phát biểu đi. Cái này tôi gợi ý cho quý vị nhé, coi chừng những tia sáng trong đầu mình phóng ra. Gay go há, không dễ chút nào! Mà bây giờ phải quyết định chứ không phải nói khó là không quyết định à. Phải quyết định một trong hai.

Cho nên quý vị thấy không, ngay như đàn ông có vợ cũng vậy. Vợ mình với mẹ mình cãi nhau. Mẹ kêu về: “Này, tao nói cho mày nghe. Tao đẻ mày ra, tao nuôi mày từ nhỏ cho đến bây giờ biết bao nhiêu sự tốn kém. Bây giờ mày chọn con vợ mày hay mày chọn tao? Mày nói đi”. Thế là mình xót ruột quá lại về bạt tai vợ. Nhiều ông Việt Nam kỳ lắm, bạt tai ẩu ghê lắm! “Bà phải biết rằng tôi không thể có một người mẹ thứ hai được. Nhưng tôi có thể có mấy người vợ nữa, bà có biết như vậy không?”. Nói xong thì anh uống trà, nhấp nhấp mấy ngụm trà rồi bảo công nhận mình nói câu này quá chân lý!? Xong anh lại điện thoại về mẹ: “Mẹ à, cảm ơn mẹ. Vừa rồi con mới tát vợ con một bạt tai rồi. Con xin lỗi mẹ. Đúng thiệt! Làm sao mà vợ con hơn mẹ được. Mẹ thì chỉ có một thôi còn vợ không cần, con bỏ con này con lấy con khác. …”. Anh nói nghe cứ như là một người có chân lý cao siêu lắm. Rất là buồn cười. Mà cái này hình như phổ biến trong nước Việt Nam mình lắm chứ không phải không.

Quý vị thấy cái thấy của con người là như vậy. Anh hành động tát tai vợ anh là cũng do cái thấy. Mà mẹ anh nói như vậy thì cũng do cái thấy. Bây giờ vợ anh lép vế, đi lấy chồng khác không được nên đành để cho anh đánh bạt tai, thì cũng do cái thấy. Cô ấy thấy bây giờ mình đi lấy chồng khác cũng khó quá nên mình ráng ở với ông này, có đánh thêm mấy bạt tai nữa cũng không sao. Thì cũng do cái thấy thôi. Còn nếu người khác có cái thấy khác thì: “Giờ tôi bỏ anh tôi đi lấy người khác!” hay “Tôi ở vậy rồi sau này tôi tính. Tôi không chơi với anh nữa”. Thì nó cũng do cái thấy.

Anh không thể nói cái thấy đó đúng hay sai được. Anh khó nói cái thấy đó sai lầm hay không sai lầm. Cái này là tôi gợi ý cho quý vị dễ quyết định chứ tôi không có nói rõ ra, để cho quý vị khám phá.

Làm sao mình có một quyết định mạnh dạn được mà không bàn tới sai lầm mà cũng không bàn tới chuyện khác? Không bàn tới cái chuyện, sau khi phân tích tất cả sự ảnh hưởng rồi bây giờ mình quyết định sẽ chính xác hay là phù hợp. Khó lắm! Làm sao anh biết quyết định như thế này là phù hợp? Làm sao anh dám khẳng định anh quyết định như thế này là phù hợp? Chắc không? Hay là nghiên cứu thêm mười năm để có quyết định phù hợp? Khó há? Nói chơi chơi vậy nhưng đi sâu vô thì khó thiệt chứ không phải giỡn. Đây là thách thức của quý vị đó. Hay là quý vị bảo thôi khó quá mình niệm thần chú. Hay là khó quá giờ thần thánh chỉ cho con đường chứ bây giờ bí đường rồi.

Ngày xưa quý vị chưa học cái này sâu thì quý vị nói vậy được, niệm thần chú được hay là nhờ thần thánh được. Còn bây giờ quý vị đang học sâu vấn đề này, tôi đang dẫn quý vị đi rất sâu nên quý vị phải tự mình giải quyết.

Khó thiệt đấy chứ! Bây giờ tôi đặt quý vị hiền giả trong tình huống này: Giả sử trước khi quyết định việc này, quý vị đã bỏ ra một tháng nghiên cứu toàn bộ tính chất thấy của mình trong việc ở lại với cha mẹ, ở lại với quê hương, hoặc sau khi phân tích hết toàn bộ chuyện đi theo chồng hay phải ly dị chồng thì thấy là, bây giờ mình yên ổn rồi, mình hiểu hết rồi, thì sẽ căn cứ để quyết định phù hợp. Nhưng cũng rất khó, biết thế nào là phù hợp?

Lực Nhãn: Theo con, nếu cần quyết định thì quyết định nhanh chóng. Còn nếu còn chần chừ thì khoan hãy quyết định. Sau đó cũng không nên xem xét lại mình quyết định đúng hay không.

Thầy Duy Tuệ: Ví dụ bây giờ quý vị quyết định ở lại quê hương. Ở lại quê hương thì lợi nhưng biết đâu mình đi qua nước khác lợi hơn sao? Ở quê hương thì lương thấp nhưng quyết định ở lại? Bây giờ thế này, quý vị không phải vì quyền lợi mà quyết định ở lại, cũng không phải là vì ghét anh kia, sẵn cơ hội này thôi quyết định ở lại, xa anh ta luôn cho rồi, cũng không hẳn phải vì vậy. Cũng không phải mình ở lại là vì mình quyết định như vậy là phù hợp. Chắc gì nó phù hợp đâu.

Nhưng trong tình huống quý vị phải quyết định, không phải chờ sự may mắn gì đó xảy ra cho mình, hay anh chàng kia có tình ý đi theo cô nào nên mình lấy cái trớn đó quyết định ở lại, ví dụ vậy. Tức là mình đổ lỗi cho anh ta, rồi mình ở mình chờ một cơ may nó xảy ra để mình quyết định. Một trong những cơ hội may đó là anh kia ngoại tình, mình bắt gặp được thì thôi khỏi phải suy nghĩ nữa. Dẹp, ở lại cho rồi. Cũng không phải chờ đợi có sự may mắn theo kiểu đó được. Không thể chờ được, phải quyết định.

Thì sau khi quý vị xét tới xét lui đủ thứ rồi, bây giờ quý vị sẽ có một lý do để quyết định, chứ không phải là không có lý do quyết định. Có lý do. Nhưng không phải vì lợi hay cũng phải vì ghét anh kia; hay mình quyết định theo kiểu này thì có lợi cho mình, có lợi cho cha mẹ mình; cũng không phải quyết định như thế này là phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp như thế này, như thế kia; cũng không phải mình quyết định như thế này là theo một cảm tính, theo một cảm giác gì đó mà mình cảm thấy ok, cảm thấy dễ chịu mà mình quyết định, không hẳn vậy. Nhưng nó có một nguyên nhân trong đó. Nguyên nhân đó xuất phát từ cái thấy mà anh sẽ quyết định như vậy. Cái thấy như thế nào mà anh quyết định như vậy? Tôi loại trừ hết tất cả các cái kia ra rồi. Bây giờ còn lại một cái tôi không trả lời, cái đó quý vị phải tự khám phá ra mà quyết định. Dứt khoát phải quyết định. Hoặc phía này, hoặc là đi theo, hoặc là không đi theo. Mà không đi theo thì ly dị. Tình huống đặt ra vấn đề là ly dị. Chứ nếu mà ở lại và người kia vẫn đi, không có ly dị, rồi thăm tới thăm lui thì tôi không đặt vấn đề như thế. Vấn đề như thế thì dễ giải quyết quá cho quý vị. Cái phần đó quý vị tự suy tư, cho ý kiến và rồi quý vị sẽ quyết định sau.

Hay lắm đó! Hôm nay tôi gỡ cho quý vị tránh hết tất cả những ảnh hưởng rồi. Không phải là trúng hay trật, sai lầm hay là không sai lầm. Không phải quyền lợi hay không quyền lợi. Không phải là vì mình ưng hay không ưng. Không phải là phù hợp hay không phù hợp. Sau khi mình phân tích hết rồi, cái đầu mình nó ok hết rồi nhưng mà mình phải ra một quyết định. Vì lý do như thế này mình phải ra một quyết định. Nhưng lý do đó nó không dính tới tất cả những gì mà tôi phân tích cho quý vị. Ok, tôi quyết định như thế này, không nói đúng hay sai, không nói sai lầm hay không sai lầm, không có nói lợi hay là không hại.

Thầy Duy Tuệ: Có lẽ tôi cho rằng cái đó không khó quyết định đâu, cũng nhanh chóng quyết định thôi. Nhưng có lẽ tôi đưa vào tình huống như thế rất khó xử, rồi tôi phân tích thêm làm cho quý vị đi vào thế giới mênh mông của sự thấy, quý vị thấy quả thiệt là khó. Nhưng có một lý do rất là đơn giản thôi, quý vị ráng tìm lý do đơn giản đó.

Duyên Nhẫn: Quyết định thế nào cho đầu óc nó thoải mái chứ đừng đi sâu vào tính toán… Còn việc nó xảy ra như thế nào thì tôi cũng đủ bản lĩnh để tự do, vui vẻ với cuộc đời tiếp theo của tôi, chẳng ảnh hưởng gì tới việc ở hay đi…

Thầy Duy Tuệ: Cũng được, nhưng cũng chưa hẳn là thoải mái. Có nhiều khi không thoải mái gì hết nhưng mình quyết định như vậy thôi. Làm sao mà thoải mái được?

Bảo Tánh: Mình quyết định để mình khám phá sự chưa biết…

Thầy Duy Tuệ: Khám phá sự chưa biết cũng là động cơ tạo niềm tin để mình ra quyết định, thì cũng có thể có một phần. Tức là cái mình chưa biết thì bao la bát ngát. Mình đưa cái đó ra để nó tạo cho mình niềm tin, cho mình sức mạnh, thúc đẩy mình quyết định. Nếu người nào có gan thì cái đấy sẽ thúc đẩy cho mình quyết định. Người nào có gan lắm chứ cái đó không phải dễ.

Bảo Tánh: Mục đích của mình là khám phá sự thấy. Cho nên quyết định thế nào thì nó cũng mở ra cho mình một hướng…

Thầy Duy Tuệ: Ít ra thì cũng mở ra cho mình một cái hướng tương lai. Tức là quyết định của mình không hẳn đi vào ngõ cụt. Bảo Tánh đưa ra cái đó cũng được. Ít ra thì tương lai cũng còn một cái gì đó để mình hy vọng. Cũng được một phần, nhưng chắc phải thêm một chút xíu nữa. Nếu không đưa ra hướng đó thì cũng có thể mình đưa ra một quyết định.

Nhưng cũng có khi tới đó xong là không còn cảm hứng nữa. Thì cái Bảo Tánh đưa ra có thể là cảm hứng liên tục, nhưng phải có một cái nữa thì mới quyết định được. Hoặc Bảo Tánh cho là: “Tôi chấp nhận như vậy để khám phá tương lai thì sẽ quyết định được.”. Như vậy, Bảo Tánh tự mình chọn lựa con đường đó hay do mình phân tích toàn bộ cái thấy để mình ra quyết định đó?

Bảo Tánh: Cái quan trọng nhất trong cuộc đời của con là trí thấy nên con quyết định như thế.

Thầy Duy Tuệ: Đó là cái chọn lựa của mình, đúng không? Như vậy quyết định đó có ảnh hưởng bởi khuynh hướng nào hay khuynh hướng của ai tác động vô không? Chắc chắn, quyết định đó không có ai can thiệp vô, không ai tác động vô chuyện của mình, đúng không? Cũng không phải cha mẹ, cũng không phải hoàn cảnh, quê hương xứ sở, cũng không phải chồng tác động, cũng không phải là một khuynh hướng nào tác động mình, đúng không? Mà rõ ràng, mình có cái thấy riêng gì đó. Mình thấy rằng sau quyết định này, một cái chưa biết nó mở ra. Đó là cái thấy riêng của mình chứ mình đâu có bị ảnh hưởng gì đâu. Mình thấy riêng như vậy và tự mình chọn quyết định đó, chọn cách thức như vậy. Chọn như thế thì không dính vào cái chỗ là quê hương hay chồng. Nếu dính vào quê hương thì mình cũng thấy chưa vừa lòng, mà dính vô chồng thì cũng chưa hẳn là mình vừa lòng. Rõ ràng, quyết định của Bảo Tánh đưa ra như thế là Bảo Tánh không bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng nào, kể cả khuynh hướng quê hương hay khuynh hướng đời sống của chồng… Không phải vì quê hương thôi thúc mà mình quyết định, cũng không phải vì chồng như thế nào đó mà mình quyết định… Có phải vậy không, Bảo Tánh? Mà cũng không có bàn tới vấn đề sai hay đúng, đúng không?

Bảo Tánh: Vâng.

Thầy Duy Tuệ: Thì đó cũng là một cái thấy gì đó dẫn anh tới một sự lựa chọn. Mà cái lựa chọn đó là anh hoàn toàn chủ động, do anh quyết định sự chọn lựa như vậy chứ không ai xui khiến anh, không ai tác động anh cả. Anh đã phân tích hết tình trạng cái đầu anh rồi.

Bảo Tánh: Con xin hỏi thêm: “Tôi quyết định là tại vì tôi tò mò” có đưa đến quyết định phù hợp không?

Thầy Duy Tuệ: Tò mò làm sao?

Bảo Tánh: Là muốn khám phá cái mình chưa biết đấy ạ.

Thầy Duy Tuệ: Không, như thế này, cái này lý thú lắm. Có nhiều khi chúng ta bị lúng túng bởi thực tế đang diễn ra trước mắt. Mình cứ lần quần ở đó chọn lựa. Hồi nãy tôi đã nói với quý vị rồi, coi chừng tôi gài bẫy quý vị đó: tôi dùng chữ để gài bẫy quý vị. Tôi đưa ra hai tình huống, hai hoàn cảnh và quý vị xà quần miết trong hoàn cảnh đó. Hồi nãy thì quý vị xà quần trong khái niệm đúng sai, sai lầm hay không sai lầm, lợi hay hại. Còn bây giờ tôi đưa ra hoàn cảnh đó thì quý vị xà quần trong hoàn cảnh đó: hoàn cảnh trước mắt, rồi quý vị tìm ra phù hợp hay không phù hợp. Quý vị thấy chúng ta bị mắc bẫy như vậy. Bởi vì quý vị bảo không bám vào thực tế làm sao mà đúng? Không bám vào hoàn cảnh làm sao mà đúng? Phải bám vào hoàn cảnh. Thì cũng đúng, quý vị bám vào hoàn cảnh. Nhưng mà quý vị bám vào hoàn cảnh mà hoàn cảnh đó là cái cớ để cho quý vị hành động thôi. Quý vị có hiểu được cái này không? Nếu quý vị xà quần miết trong hoàn cảnh thì quý vị sẽ không có lối thoát. Mẹ đúng, quê hương đúng hay chồng đúng? Tức là hoàn cảnh mà. Thì quý vị sẽ không có lối thoát.

Nhưng bây giờ, quý vị bảo nếu không căn cứ vào hoàn cảnh thì hóa ra mình là người không thực tế. Cái này lý thú nữa đây. Hồi nãy tôi lột bỏ cho quý vị sự ảnh hưởng của quan niệm “sai lầm hay không sai lầm”, quan niệm về “quyền lợi hay không quyền lợi.”. Bây giờ tôi lột cho quý vị hoàn cảnh cụ thể. Đa số chúng ta không dính cái kia thì cũng dính cái này. Lột hết cái kia rồi thì giờ quý vị dính vô hoàn cảnh. Quý vị bảo bây giờ phân tích hoàn cảnh để phù hợp thì quý vị dính vô hoàn cảnh. Mà đã dính vô hoàn cảnh rồi thì quý vị thấy là không dễ quyết định đâu, khó lắm. Biết thế nào là phù hợp? Rồi cuối cùng mình quyết định, vì hoàn cảnh như thế nên tôi phải quyết định như thế. Lúc quyết định xong rồi thì mình bảo: “Chết cha rồi, cái này lại là sai lầm nữa!

Cái này hay lắm. Quý vị chịu khó suy tư cái này thì cũng lý thú lắm. Lý thú thiệt đó. Mà chúng ta hay bị dính vào. Trong đầu không dính khái niệm, không dính quan niệm, không dính quan điểm, không dính kinh nghiệm thì cũng dính cái hoàn cảnh bên ngoài, xà quần miết. Thú vị há!

Bảo Tánh: Thầy đưa ra ví dụ bên ngoài cho tụi con dễ hiểu ạ.

Thầy Duy Tuệ: Bây giờ Bảo Tánh đang đi dạy học thì cái thực tế là đang dạy học. Vậy thì, coi chừng hoàn cảnh đó nó làm cho đầu óc mình xà quần, tăm tối, không dám quyết định gì hết. Bởi vì quyết định cái gì cũng chưa chắc phù hợp với hoàn cảnh. Hay mình quyết định cái gì thì nó cũng ảnh hưởng tới hoàn cảnh. Sợ ghê lắm, nhiều vấn đề lắm, không đơn giản đâu. Vì nó làm cho mình bị ám ảnh, thành ra mình xà quần miết trong hoàn cảnh.

Duyên Nhẫn: Bây giờ Thầy bảo là không dựa vào hoàn cảnh để đối chiếu nữa thì mọi người bế tắc liền…

Thầy Duy Tuệ: Hôm trước, bài học là dựa vào hoàn cảnh để khám phá sự thấy và khám phá tính chất thấy. Hôm nay thêm điều này nữa. Cái này nó sâu lắm. Mình không biết dùng từ nào để nói được. Nhưng thực thế nó có. Mình bớt dùng từ ngữ, dùng từ ngữ nó bí. Không cần tìm từ ngữ để dùng, không cần dùng chữ nghĩa. Nhưng quý vị thấy, đó là những cái vướng vào cái nhìn của chúng ta.

Sau khi phân tích hết, lột dần hết cho quý vị rồi thì cái nhìn nó không vướng nữa. Tức là quý vị mở ra một cái thấy không có bị vướng nữa. Bây giờ cái thấy không vướng nữa thì làm sao? Thì quý vị trở thành một đấng sáng tạo thôi. Tự mình ra quyết định, tự mình phát ý tưởng để ra quyết định. Đây mới là ý tưởng của trí chủ
(kiến thức riêng, cái thấy riêng).

Ví dụ như hồi nãy Bảo Tánh nói, bây giờ tôi không vướng hoàn cảnh, không vướng đúng sai, tôi phân tích hết rồi, cái đầu tôi không vướng gì nữa hết rồi. Bây giờ cái thấy của tôi ngay về đối tượng cũng không vướng nữa. Tức là cái đầu của tôi không vướng về đối tượng bên trong và về bên ngoài tôi cũng không vướng luôn. Bây giờ cái quyết định của tôi là nhờ cái đối tượng đó tôi phân tích hết toàn bộ cái thấy của tôi và cái thấy của tôi không còn bị vướng nữa. Bây giờ tôi phải sáng tạo ra một ý tưởng để tôi quyết định. Ví dụ như cái ý tưởng đó là gì? Chấp nhận quyết định kiểu này để chờ xem một sự khám phá mới. Đó là một ý tưởng.

Như vậy tức là quý vị không nói sai lầm hay là không sai lầm nữa. Bây giờ quý vị làm vai trò của thượng đế, làm vai trò của một đấng sáng tạo. Sau khi cái thấy của quý vị thông hết rồi thì bây giờ công việc kế tiếp của quý vị là trở thành một đấng sáng tạo. Mình sáng tạo ra chính cuộc đời của mình. Không ai sáng tạo ra cuộc đời của mình được. Tôi không phải là người sáng tạo ra cuộc đời quý vị được.

Trước nay chúng ta sống theo cách khác. Bây giờ tôi chỉ cho quý vị tới đây rồi, mình xem bản chất vấn đề đó rồi, thông vấn đề đó rồi, không còn bị vấn đề đó gây rối cho cái thấy mình nữa và cái thấy của mình không còn khuynh hướng gì nữa, cũng không có lý do gì nữa. Tất cả những lý do mình đã học hỏi, đã nghiên cứu thì giờ mình đã phân tích xong hết rồi. Bây giờ cái đầu mình nó trống trơn rồi, thì còn lại là cái gì? Còn lại là đấng sáng tạo. Bây giờ anh phải sáng tạo ra cuộc đời của anh. Sáng tạo rồi thì đó là do quyết định của mình. Mình đã sáng tạo ra cuộc đời của mình thì mình ok với nó, chứ đòi cái gì nữa. Bảo Tánh rõ không?

Bảo Tánh: Con thấy mình phải thí nghiệm nó như thế nào….

Thầy Duy Tuệ: Không phải thí nghiệm mà là anh bản lĩnh hay không bản lĩnh. Nếu như anh không có bản lĩnh có nghĩa là cái thấy của anh còn bị ảnh hưởng. Cái thấy của anh còn bị ảnh hưởng cái gì đó nên anh sợ. Còn anh đã có một cái thấy hết sức ok, tức là phần dính líu gì đến cái sợ không có nữa, thì gặp vấn đề là anh ok liền, anh làm “cái bụp” liền, có gì đâu. Còn ai hỏi thì mình trả lời “Đó là cuộc đời của tớ chứ không phải của cậu. Tớ quyết định như vậy, tớ định hướng cuộc đời của tớ như vậy, nhất là lúc này”. Vững vàng, không bị lung lay.

Chứ không thì anh giở sách ra đọc rồi đi hỏi lung tung ông thầy. Cuối cùng không ai trả lời được thì anh đi kiếm thầy bói hay giở tử vi ra thì coi như xong!

Phải tự tin: “Tớ quyết định cuộc đời tớ như vậy. Tớ không bị ảnh hưởng bởi cái gì hết. Tớ không lệ thuộc hoàn cảnh. Tớ không lệ thuộc những quan niệm, những ý tưởng, những niềm tin, những đức tin, những khuôn mẫu gì hết. Không ai tác động tới tớ, không ai xúi tớ. Tớ quyết định như vậy. Tớ hết sức độc lập. Từ đây về sau tớ sẽ sáng tạo cuộc đời của tớ như vậy. Bây giờ tớ có bức tranh rồi, rồi tương lai sẽ mở ra cho tớ”.

Xong, vậy thôi.

Hay lúc đó lại nói: “Bây giờ mình sáng tạo như vậy người đời họ bình luận thì làm sao?” hay “Lỡ hàng xóm nó bình luận thì làm sao?”

Như thế là anh lại xà quần nữa. Anh đã là thượng đế mà anh còn sợ bình luận tới anh, thế là chết rồi! Anh đang làm công việc của một đấng sáng tạo. Tôi nói “thượng đế” ở đây có nghĩa là ý tôi muốn nói quý vị đang làm công việc của một người sáng tạo độc lập. Còn bây giờ nếu anh bảo là một con người không thể có sáng tạo độc lập được thì kệ anh, anh muốn vậy thì cứ sống vậy đi.

Nhưng hiền giả Minh Triết thì không sống vậy. Hiền giả Minh Triết phải là một con người sáng tạo độc lập. Tôi nói vậy chứ đương nhiên không phải là dễ. Bởi vì những ảnh hưởng còn trong đầu của chúng ta. Chúng ta sợ chuyện này, sợ chuyện kia, sợ chuyện nọ đủ thứ chứ không đơn giản. Sợ lắm. Sợ mẹ buồn, sợ cha buồn, sợ con giận, sợ con buồn, sợ xã hội bình luận. Tôi cũng sợ chứ. Từ cổ chí kim ai không sợ.

Tôi đọc lịch sử huyền thoại của ngài Giêsu. Hồi đó ngài hỏi đức Chúa Cha, bây giờ con có nên ra chấp nhận cho người ta hành hình con không? Hay là con chờ Cha đưa thần thông xuống đây để cứu con?

Sợ chứ! Ổng cũng sợ bị đưa lên, sợ đau. Nhưng cuối cùng ổng nghiến răng, thôi, cái này chắc ý cha rồi, con ok luôn. Ví dụ vậy.

Còn bây giờ nếu quý vị nào sợ, bảo thôi thầy quyết định sao con theo vậy cho nó chắc ăn. (Cười). 


Thì nếu tôi còn khỏe, tôi còn tỉnh táo, tôi giúp cho quý vị, đưa ra quyết định dùm cho quý vị được. Nhưng quý vị đông quá thì sao tôi làm hết. Thứ hai là tôi phải dành thời gian để nghỉ ngơi nữa chứ, nếu quý vị bắt tôi làm hoài vậy cũng đâu có được.

Nhãn Biến: Làm được như vậy thì phải nói là quá bản lĩnh…

Thầy Duy Tuệ: Anh đã xét cái tính thấy của anh tự do rồi, tại sao anh sợ? Anh xét tính thấy của anh và thấy nó tự do rồi. Tự do với quyền lợi, tự do với phong tục tập quán, tự do với ý tưởng của cha mẹ, tự do với nguyện vọng của ai đó, tự do với ý muốn, tự do với ý thích, tự do với tình cảm của anh rồi thì còn sợ gì nữa. Anh còn sợ, anh không có bản lĩnh có nghĩa là anh còn ảnh hưởng trong cái thấy. Cái thấy của anh còn bị ảnh hưởng. Một loạt video clip nằm ở trong đã ảnh hưởng lên nó nên anh sợ.

Ở đây mình nói là bản lĩnh, tức là mình nói vậy cho vui thôi, chứ nếu không bị ảnh hưởng bởi mấy cái video clip làm cho mình sợ thì đâu có gì bản lĩnh. Mà cũng không đặt ra vấn đề bản lĩnh để làm gì nữa. Hiểu không?

Thầy Duy Tuệ: Ví dụ như ngày xưa tôi cũng bày ra tên “Duy Tuệ”. Bây giờ tôi không thích tên “Duy Tuệ” nữa thì tôi đổi là “Tuệ Duy” cũng được vậy, hay là đổi tên khác cũng được vậy. Nếu tôi không dám đổi tên khác thì tôi bảo cái này “Duy Tuệ” là có thiệt nghen, cái này bỏ uổng lắm đó nghen. Cái này nổi tiếng rồi nghen, cái này anh em người ta quen biết, người ta cũng có tình cảm với cái tên này rồi nghen, mà mình bỏ thì coi bộ cũng kỳ lắm đó nghen… Ví dụ vậy. Tức là tôi còn lấn cấn nhiều vấn đề. Tức là cái thấy của tôi như thế nào đó không biết, nhưng thế nào cũng bị mấy video clip trong đó chi phối nên tôi không dám đổi. Đổi thì mình cảm thấy uổng quá. Cái tên này bao nhiêu lâu nay anh em người ta quen, đổi kỳ quá. Hay người ta bảo cái thằng cha này bất chấp, nội cái tên mà cứ đổi hoài. Thế là cái thấy của mình thế nào không biết, mình lấn cấn.

Bây giờ tôi cứ cười, tôi cứ vui vậy thôi. Bữa nay Duy Tuệ, ngày mai Tuệ Duy được không? Đâu có chết chóc gì đâu. Duy Tuệ đâu phải là tôi mà Tuệ Duy cũng đâu phải là tôi. Nay mai đây tôi lấy cái tên rồng rắn thì cũng đâu phải là tôi đâu. Có gì đâu mà phải chần chừ. Đại loại giống vậy. Nếu có chần chừ thì chẳng qua là vì quyền lợi của anh em. Vì quyền lợi của anh em theo học với mình, sợ đụng chạm đến tình cảm anh em thì thôi để cho anh em quen quen dần dần đi rồi mình đổi cũng được hay là làm sao… Đại loại vậy.

Đạt tới trình độ nào đó thì cái chuyện dũng cảm, bản lĩnh không đặt ra nữa. Nhưng bây giờ mình còn ở cái chỗ là còn một số điều liên quan ràng buộc này, ràng buộc khác, mình vị nể nhau một chút xíu cho nên mình phải dùng cái chữ bản lĩnh để mình đẩy mạnh hành động của mình. Chứ sự thật ra là nếu đạt một cái thấy chắc thật chắc rồi, thật là vững rồi thì vấn đề bản lĩnh không đặt ra nữa.

Cảm nhận được không quý vị? Cảm nhận thì cảm nhận được nhưng không phải dễ.

Bây giờ quý vị nhớ thế này nhen, tôi nhắc cho quý vị không biết lần thứ mấy là hoàn toàn tôi không nhìn thấy trước và cũng không có ý tưởng trước, tôi không có sự sắp đặt trước. Giống như là thế này, trong đầu tôi như có một cái đèn nó chiếu ra, tất cả tâm hồn của quý vị nó giống như những cái màn ảnh. Cái đèn tôi chiếu ra rất rõ màn ảnh. Cái đèn của tôi chiếu ra không có video clip nào hết, nó chỉ chiếu ánh sáng thôi. Màn ảnh đó là của Lực Nhãn, của Năng Pháp, của Nguyên Trí… hay của quý vị khác. Bây giờ cái đèn nó sáng nó chiếu vô màn ảnh. Xong rồi thì cái đèn này nó làm chức năng thứ hai là tiếp nhận cái ảnh trên màn ảnh đó. Nó tiếp nhận những gì nằm trên màn ảnh, nó nói ra, rồi quý vị nghe.

Như vậy là trong số quý vị đang nghe đây sẽ có người thấy rằng cái sự thẩm thấu cái thấy của quý vị, cái ưu tư của quý vị rất là sâu. Tức là cái đèn chiếu của tôi nó chiếu vào nỗi ưu tư của quý vị. Mà cái đèn chiếu của tôi không có một clip nào hết. Nó phóng ra, nó thấy nỗi ưu tư sâu thẳm. Nhiều khi nỗi ưu tư đó quý vị không biết, không nhận ra. Bây giờ cái đèn chiếu của tôi nó thấy sâu quá và nó nói ra cho quý vị. Đó là lý do tôi nói tại sao tôi không hề biết trước, không hề chuẩn bị trước, không có ý tưởng trước, không có gì trước cả. Cứ ngồi lên a lô nói chuyện với quý vị, lát hồi tôi thấy sao thì nói vậy thôi. Một lần nữa tôi khẳng định là trong tâm tư, trong cái thấy của quý vị đã bắt đầu rất sâu. Cũng như suốt một thời gian dài đến giai đoạn này, giai đoạn này tôi nói thì quý vị thấy không còn giống với giai đoạn trước nữa. Điều đó không có nghĩa là tôi nghĩ hay tôi sắp ra chương trình đó. Mà chính chiều sâu nhìn thấy của quý vị, màn ảnh của quý vị chứa những cái đó, cái đèn tôi chiếu ra, tôi thấy sao thì tôi nói lại vậy. Quý vị cứ hiểu như vậy và yên lòng. Vì như vậy là quý vị đã khá lắm rồi.

Một lần nữa, quý vị cũng dễ dàng thấy rằng tất cả những điều tôi nói là không có soạn bài trước, không phải thấy trước, không phải tôi nghĩ ra được và cái đó không phải là kiến thức của tôi. Cái thấy của tôi nó thấy quý vị và nó cho quý vị biết vậy thôi. Vì cái đó chính là quý vị, cái nội dung đó là nội dung của quý vị. Quý vị đang ở cái tầm đó nhưng nó sâu quá quý vị không cảm nhận được. Bây giờ tôi trục nó ra cho quý vị thôi chứ cái đó không phải là tôi nghĩ ra đâu. Quý vị có hiểu được sự thấy và cách làm việc của đầu óc chưa? Cái đầu óc của tôi nó phục vụ cho sự thấy. Cái bộ não của tôi nó phục vụ cho sự thấy.

Nguyên Trí: Hình ảnh nó vô đầu mình rồi thì nó trở thành cái kho kinh nghiệm đồ sộ nằm trong đó. Vậy thì tại sao cái kho kinh nghiệm đó của Thầy nó mất đi và nó mất đi lúc nào để mà bây giờ Thầy trở thành ánh sáng thấy?

Thầy Duy Tuệ: Từ khi mà tôi có trải nghiệm đặc biệt thì từ đó tôi không còn tin vào nữa, không dựa vào suy nghĩ, không dựa vào tính toán, không dựa vào vào đúng sai, không dựa vào khái niệm gì hết, không dựa vào định nghĩa… Gần như tôi bỏ sạch luôn.

Nguyên Trí: Như vậy nếu tụi con tập theo kiểu này thì bao giờ tụi con mới xóa được kho kinh nghiệm trong đầu?

Thầy Duy Tuệ: Cho nên quý vị phải đặt câu hỏi với chính mình liên tục. Khi nhìn một đối tượng bên ngoài, đặt câu hỏi với đối tượng đó, đặt câu hỏi với cái đầu của mình, đặt câu hỏi với sự thấy của mình. Đặt miết, đặt hoài, đặt hoài, đặt hoài… Càng đặt, càng khám phá ra. Và khi khám phá ra thì tự nhiên mình không còn tin vào các sự thấy đó nữa.

Vì vậy, cho nên tôi bảo quý vị phải phân tích cái sự thấy căn bản mà quý vị bị ảnh hưởng. Nó có bao nhiêu loại căn bản? Những tình trạng thấy do bị ảnh hưởng bởi khái niệm đúng-sai hay khái niệm quyền lợi, khái niệm vinh nhục, rồi những sự thấy ảnh hưởng do bởi khuynh hướng đức tin, rồi sự thấy ảnh hưởng bởi ý thức hệ chính trị, sự thấy ảnh hưởng bởi quan điểm đạo đức, sự thấy bởi quan điểm lịch sử… Anh phải tự phân tích ra. Anh biết trong đầu mình nó bị ảnh hưởng bởi những sự thấy gì, căn bản là bao nhiêu thứ? Ví dụ là 50 thứ. Thì anh biết như vậy và để ý đừng tin nó nữa. Khi anh không tin nó nữa, anh cứ cố gắng để ý tới nó hoài thì tự nhiên nó mất tác dụng. Còn sử dụng khái niệm thì biết là bây giờ mình không có tin khái niệm này, vì dễ bị hiểu lầm. Muốn sử dụng khái niệm này thì hiểu nó làm sao, giải thích nó làm sao, dùng nó làm sao… Anh phải tập, tập miết thôi.

Ví dụ khi Nguyên Trí nói với vợ “Anh thương em lắm”. Dùng chữ “thương” đó thì anh phải tự hiểu là mình muốn nói cái gì với vợ đây? Cái chữ “thương” này liệu nó phù hợp hay không phù hợp? Anh phải tự biết, tự biết… để anh sẽ tự do với cái chữ anh dùng và anh biết rất rõ cái chữ này anh dùng là để anh diễn tả cái gì, thì tự nhiên nó không còn tác dụng nữa. Tức là anh vẫn dùng nó nhưng nó không có tác dụng, anh không bị hiểu lầm nó nữa.

Ví dụ mình nói mình thương bả. Cái chữ “thương” này có thể làm cho bả nghe sướng lỗ tai, nhưng ý mình muốn nói cái gì? Ý mình muốn chỉ cái gì ở đây? Mình chỉ sự chia sẻ của mình về cảm giác, về cảm xúc hay chia sẻ về tiền bạc, hay chia sẻ về sức khỏe, hay chia sẻ về việc làm, hay chia sẻ về thời gian đây? Rồi từ đó tự nhiên mình sẽ tự do với cái chữ đó. Có thể mình sẽ dùng nó lại nhưng mình vẫn tự do với sự chi phối của nó. Cứ tập miết thì nó quen đi thôi.

Ví dụ bây giờ tôi nói “Coi chừng có những quyết định sai lầm nghe Nguyên Trí”. Thì tự nhiên trong đầu tôi tôi dùng chữ “sai lầm” đó là tôi muốn nói cái gì chứ không bao giờ tôi nói ẩu được. Và tôi giải thích, nói rõ thêm. Cái phần nói rõ thêm, tức là giải thích chữ “sai lầm” đó là muốn nói cái gì. Còn nếu anh nói coi chừng sai lầm đó, làm như thế là sai lầm. Nói tới đó thôi tức là anh chưa thấy vấn đề. Còn nếu anh nói thêm nữa, nói thêm nữa, nói chi tiết nữa… tức là anh dùng chữ “sai lầm” để anh nói những vấn đề sau đó. Và hai chữ “sai lầm” chẳng qua nó chỉ là một khái niệm, còn những chữ sau đó là giải thích hai chữ “sai lầm” đó là cái gì. Thì anh sẽ tự do dần dần với khái niệm hết.

Nguyên Trí: Rốt ráo lại mình cứ đặt câu hỏi mãi, mãi, mãi về nó…?

Thầy Duy Tuệ: Tôi hướng dẫn thì quý vị cứ làm như vậy. Bây giờ quý vị không làm mà ngồi đó chờ để hiểu hết tất cả những vấn đề thì không cách gì có thể hiểu được. Quý vị phải làm, rồi quý vị sẽ hiểu dần. Nhiều khi tôi không muốn giải thích nhiều, tôi tập cho quý vị bấy nhiêu, còn để quý vị tự tập lấy. Chứ bây giờ càng giải thích cho quý vị thì quý vị càng chết luôn. Mình phải tự đặt câu hỏi và mình phải tự trả lời chứ không thể bắt tôi trả lời được. Tôi chỉ gợi ý cho quý vị những con đường chính thôi, rồi từ đó quý vị đi nữa… Hiểu không?

Nguyên Trí: Dạ.

Thầy Duy Tuệ: Hôm nay như vậy là được rồi nhé. Tạm biệt quý vị.
 


Mời quý vị đón đọc các cuộc trà đàm tiếp theo.
Nhóm biên tp
Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn

Trà đàm về Sự Thấy và Khái niệm “Sai lầm” - Phần đầu

Hôm nay tôi ngồi ngoài bờ biển này và đột xuất tặng cho quý vị một món quà vô giá. Món quà này tôi không có dự định trước. Ngồi đây, nói chuyện chơi với quý vị thì nó ra vậy thôi, chứ tôi không có ý định và không biết trước. Nhưng tôi thừa nhận đây là một món quà vô giá, tôi đang tặng quý vị một món quà vô giá. Nếu quý vị suy tư cho thiệt sâu, nhìn cho thiệt kỹ thì quý vị sẽ thấy đây là món quà vô giá cho cuộc đời quý vị.

  
Nội dung sau đây được phiên tả lại từ buổi thảo luận nhóm về kết quả thực hành “Võ thấy” giữa Thầy Duy Tuệ và các hiền giả, buổi tối ngày 06/11/2012 tại bãi biển Pattaya.

Thầy Duy Tuệ: Hôm nay, tôi ôn bài cho các hiền giả trong ban biên tập và các hiền giả trong tour trải nghiệm Pattaya đợt vừa rồi. Tôi phải ôn bài, chứ không thì quý vị dễ quên lắm.

Bây giờ, tôi ôn bài bằng cách là tôi hỏi quý vị. Tôi đặt câu hỏi rồi quý vị xung phong trả lời nhé. Đối tượng nghiên cứu trong môn học “Khai mở Trí thấy” là gì? Cái gì là đối tượng nghiên cứu chính? Quý vị nào trả lời được? Tôi ôn lại ngắn thôi, quý vị sẽ rất dễ trả lời. Duyên Nhẫn, Nguyên Trí, Tịnh Trí, Minh Trí, Bảo Tánh, cô Tịnh Tuệ… và các hiền giả khác ở châu Âu hay Mỹ hãy trả lời xem!

Nguyên Trí: Đối tượng chính cho chúng ta nghiên cứu là cái thấy.

Thầy Duy Tuệ: Nguyên Trí nói đó là cái thấy.

Nguyên Trí: Dạ, đó là sự thấy.

Thầy Duy Tuệ: Sự thấy của mắt hay sự thấy phía sau mắt, bên trong?

Nguyên Trí: Sự thấy từ bên trong.

Thầy Duy Tuệ: Nguyên Trí trả lời như vậy có quý vị nào đồng ý không? Có ý kiến nào khác không?

(Im lặng một lúc, chưa thấy ai trả lời)

Thầy Duy Tuệ: Trong room mọi người có nghe rõ không Tịnh Trí?

Tịnh Trí: Nghe rõ ạ.

Thầy Duy Tuệ: Nghe rõ sao không thấy ai phát biểu. Quý vị đừng cho đây là dễ, đừng nghĩ rằng nó quá dễ, quá đơn giản.

Tuệ Nhẫn Hạnh: Theo con là nghiên cứu hình ảnh phóng ra ở bên trong đầu óc mình khi mình thấy đối tượng bên ngoài.

Thầy Duy Tuệ: Ok, đó cũng là một ý kiến. Cảm ơn Nhẫn Hạnh. Còn ai có ý kiến gì nữa không?

Năng Pháp: Nghiên cứu bộ máy chiếu hình trong đầu mình để từ đó mình thấy rõ và vận hành nó.

Thầy Duy Tuệ: Một ý kiến nữa. Tôi tiên đoán trước, trong tương lai Năng Pháp sẽ phát triển nhiều lắm. Năng Pháp sẽ phát triển rất nhiều, tương lai sắp tới, tương lai gần thôi. Mời quý vị khác.

Quý vị phải trả lời trong thế chủ động của quý vị. Đừng để lời của tôi dẫn quý vị đi. Để lời tôi dẫn đi là không được. Tôi thấy đa số con người ta bị người khác dẫn đi, quý vị cũng vậy. Quý vị phải có lập trường, phải có cái nhìn riêng của mình, cái nhìn chắc chắn của mình, trúng - trật gì cũng được. Trúng cũng được, trật cũng được, không cần thiết, không quan tâm đến. Đây là điều tôi đã nói nhiều lần rồi. Phải có cái nhìn riêng của quý vị, đừng để bị tôi dẫn đi. Hãy coi chừng, thận trọng! Nếu không, tôi dùng chữ là tôi dẫn đi tuốt luốt hết. Mà cũng đừng nghe tôi nói vậy mà đâm hoang mang. Quý vị phải tập phát triển trí chủ (kiến thức riêng) của mình. Cái này là tôi tập cho quý vị đó. Không có ai làm kỹ như thế này đâu nhé. Những bước cơ bản quý vị không nắm vững thì quý vị không biết đường để đi đâu.

Quý vị khác nói đi, có gì đâu mà phải dè dặt! Nhất là các quý vị trong ban biên tập, quý vị không trả lời được thì quý vị phiên tả và biên tập không sâu sắc. Lúc ấy quý vị phiên tả, biên tập sẽ dùng chữ không sâu, không biết biên tập.

Nhẫn Hạnh: Thầy ơi, Thầy lặp lại câu hỏi vì hồi nãy giờ mọi người cũng hỏi con là thầy đang hỏi gì?

Thầy Duy Tuệ: Đối tượng chính quý vị đang nghiên cứu là cái gì? Chủ đề chính hay đối tượng chính mà quý vị đang nghiên cứu suốt mười mấy năm qua là cái gì? Quý vị trả lời rồi tôi sẽ có những câu hỏi tiếp cho quý vị để quý vị ôn bài. Nguyên Trí trả lời rồi, Năng Pháp trả lời rồi, Nhẫn Hạnh trả lời rồi, còn các vị khác?

(Im lặng một lúc, chưa thấy ai trả lời)

Quý vị làm cho tôi mất hứng khi hướng dẫn quý vị. Muốn giải tán nghỉ luôn, khỏi phải hướng dẫn nữa, không có hứng thú gì. Rồi người ta hỏi quý vị học cái gì với ông Duy Tuệ thì trả lời làm sao? Quý vị bỏ công đi học là học cái gì? Bỏ công tập luyện cái gì, học cái gì? Trời, nó đơn giản như thế mà quý vị không trả lời được à?

Bảo Tánh: Cái đối tượng chính của môn học này là nghiên cứu sự thấy của chính con.

Thầy Duy Tuệ: À, nghiên cứu sự thấy của chính mình. Cũng là một câu trả lời. Nhưng trả lời có tự tin không?

Bảo Tánh: Dạ, con tự tin ạ.

Thầy Duy Tuệ: Mời thêm hai ý kiến nữa xem.

Minh Trí: Đối tượng nghiên cứu của chúng ta là nghiên cứu cách hoạt động của cái đầu của mỗi con người, trong đó có nghiên cứu về sự thấy.

Thầy Duy Tuệ: Nghiên cứu về sự vận động của cái đầu. Làm sao anh biết sự vận động của cái đầu? Cũng là một ý kiến, thêm một ý kiến nữa xem.

Bây giờ cháu của Minh Trí hỏi “Cậu học thứ gì vậy?” thì Minh Trí trả lời làm sao? Đây là căn bản nhất, căn bản trước nhất. Cái này mà quý vị trả lời không được thì tôi không biết lâu nay quý vị học cái gì, tôi chẳng hiểu được. Cho nên, quý vị chỉ gieo rắc sự nghi ngờ trong gia đình thôi. Lâu nay mình đã bị lầm lẫn này, lầm lẫn kia, bị lúng túng này, lúng túng kia, bị căng thẳng, bị đủ thứ vấn đề, không vui. Bây giờ học mấy năm rồi…

Tuệ Như Tâm Định: Nghiên cứu về sự hoạt động não bộ của con người và sự nhận thức của con với sự tồn tại, với thế giới chung quanh để phát triển trí thấy và để đưa ra hành động và cách ứng xử sao cho phù hợp với…

Thầy Duy Tuệ: Nhưng căn cứ vào cái gì, căn cứ vào đâu mà đưa ra những hành động phù hợp? Bây giờ tôi hỏi Tâm Định nghiên cứu sự thấy của mình để làm gì?

Tâm Định: Nghiên cứu sự thấy của mình để từ đó liên hệ sự tồn tại của mình với thực tế thế giới xung quanh, từ đó đưa ra những phản ứng phù hợp với thế giới chung quanh.

Thầy Duy Tuệ: Bây giờ quý vị có thừa nhận là trong xã hội loài người, có phải con người thường hay mất sai lầm? Có công nhận đúng không? Mình hay mắc sai lầm trong hành động của mình? Mình hành động xong thì có một số sai lầm gì đó chẳng hạn. Có ai trong cuộc sống hành động mà sai lầm không? Hoặc mắc sai lầm khi ra quyết định không?

Nguyên Trí: Ai cũng mắc sai lầm hết, thưa Thầy. Sai lầm nhiều!

Thầy Duy Tuệ: Nguyên Trí bảo ai cũng bị. Tâm Định có không? Biết đâu Tâm Định chưa bao giờ sai lầm thì sao?

Tâm Định: Ngày xưa con nghĩ là sai lầm nhưng bây giờ con thấy chả có gì là sai lầm cả.

Thầy Duy Tuệ: (cười) Rất có thể. Bảo Tánh, tại sao mình phải nghiên cứu cái thấy của mình vậy?

Bảo Tánh: Khi mình gia nhập vào xã hội thì các quan niệm, khái niệm, các cách nhìn của người khác, các từ ngữ… làm cho cái thấy thuần khiết của mình bị ô nhiễm và mình suy nghĩ hành động theo hướng đấy khiến nó bị sai lệch. Khi cái thấy bị sai lệch thì dẫn tới hành động và cảm xúc sai lầm…

Thầy Duy Tuệ: Ok, cảm ơn Bảo Tánh. Tôi trở lại cái câu trả lời của Tâm Định, ngày xưa có thể có sai lầm nhưng bây giờ chắc là không có sai lầm. Ok. Quý vị phải thận trọng câu tôi hỏi hay câu tôi đưa ra nhé. Quý vị phải cân nhắc cho kỹ, nói theo cách nhìn của quý vị thôi chứ đừng bị dính vô cái chữ tôi dùng. Ví dụ bây giờ tôi dùng chữ “sai lầm” thì quý vị rất dễ bị dính vô chữ “sai lầm”. Phải coi chừng! Đây là tôi tập cho quý vị một vấn đề hết sức tinh vi. Đa số chúng ta nghe chữ này chữ kia là rất dễ bị lẫn lộn.

Tôi đưa ra một ví dụ thế này: Có một cô yêu quê hương lắm. Trong khi người chồng lại quyết định rời xa quê hương và dẫn vợ con theo, đến sống ở một xứ xa. Ông chồng nói với cô vợ: “Thôi, bà không chịu đi thì tôi dẫn mấy đứa nhỏ đi. Tôi bây giờ không ở quê nữa mà phải sống ở xứ khác mới có việc làm”.

Nếu cô này nghe lời anh chồng mà đi thì sẽ nhớ quê hương, chịu không được. Mà nếu ở lại thì buộc phải ly dị chồng. Bởi vì chồng đã nói rất rõ “không đi là ly dị thôi”. Ông chồng nếu không có cô đi theo thì ổng cũng có thể kiếm cô khác.

Bây giờ, nếu cô đó nói cô quyết định ở lại quê hương, có thể cô sẽ sai lầm. Hoặc cô quyết định theo chồng bỏ quê hương thì cô cũng có thể sai lầm. Cho nên, quý vị coi chừng dính vô chữ “sai lầm” này nhé. Coi chừng đó.

Căn cứ vào đâu anh nói “sai lầm”? Không phải trường hợp nào anh cũng sai lầm. Phải coi chừng, khi dùng khái niệm “sai lầm” thì dễ bị mơ hồ, rất mơ hồ. Thế nào là sai lầm? Cho nên Tâm Định trả lời “Bây giờ chắc là không sai lầm” thì phải coi chừng. Bây giờ quý vị thấy sợ chưa? Thấy mình phải đề cao cảnh giác với khái niệm đang dùng chưa?

Tâm Định: Dạ có.

Thầy Duy Tuệ: Ok. Quý vị nhớ là hôm nay tôi tập dợt cho quý vị, tôi đánh võ với quý vị để quý vị có một cái thấy không bị dính bởi một cái gì hết. Nếu không, quý vị thấy cái gì là dính cái nấy, thấy cái gì là dính cái nấy. Bây giờ tôi đưa chữ ra quý vị dính ngay. Như tôi vừa hỏi xưa nay quý vị có tin rằng mình có sai lầm không? Thì quý vị dính vô cái chữ “sai lầm” liền. Chỉ có tôi đem ra “dợt” quý vị chứ ai mà “dợt” kiểu này đâu, không ai ở không mà dợt kiểu này cả. Có lẽ vì tôi thương quý vị quá, lo cho quý vị quá. Tôi “dợt” quý vị cho nhuần nhuyễn đi rồi tôi chào quý vị, vĩnh biệt quý vị cho nó xong cho rồi. Do đó tôi nóng ruột, tôi muốn làm cho quý vị thấy cái gì rõ cái đấy.

Cũng như bây giờ tôi liên tưởng tới sắp tới Bảo Tánh sẽ có một số quyết định. Tôi ví dụ vậy đi. Bấy giờ, Bảo Tánh mới phân vân: “Mình học vấn đề thấy với Thầy rồi. Bây giờ mình hiểu rất rõ cái thấy của mình rất dễ bị ảnh hưởng bởi quá nhiều video clip chứa trong đầu. Nhưng bây giờ mình phải nhìn để quyết định chứ, không nhìn thấy thì làm sao quyết định được?”

Nhưng quyết định làm sao để tránh sai lầm?

Gay go là ở chỗ này. Vậy Bảo Tánh trả lời làm sao? Cái này là thú vị lắm à! Bữa nay quý vị học bấy nhiêu là đủ vốn, đủ lãi rồi đó.

Bảo Tánh: Đầu tiên là con phân tích những gì ảnh hưởng lên suy nghĩ và cảm xúc của con khi con nghĩ về những vấn đề phải quyết định. Và con cố phân tích càng nhiều góc cạnh càng tốt. Có thể khi đó con sẽ nhìn ra là con cần phải giải quyết như thế nào. Và khi đã quyết định rồi thì kết quả như thế nào cũng sẽ không quan trọng, vì cái cảm giác tự do của mình khi ấy. Có chuyện này nữa, nếu chuyện gì xảy ra tiếp theo thì con coi nó như là đối tượng để con tiếp tục khám phá sự thấy của con. Nếu việc tiếp theo có đúng với con hay không thì cũng có tác dụng tích cực đối với con.

Thầy Duy Tuệ: Hôm nay tôi ngồi ngoài bờ biển này và đột xuất tặng cho quý vị một món quà vô giá. Món quà này tôi không có dự định trước. Ngồi đây, nói chuyện chơi với quý vị thì nó ra vậy thôi, chứ tôi không có ý định và không biết trước. Nhưng tôi thừa nhận đây là một món quà vô giá, tôi đang tặng quý vị một món quà vô giá. Nếu quý vị suy tư cho thiệt sâu, nhìn cho thiệt kỹ thì quý vị sẽ thấy đây là món quà vô giá cho cuộc đời quý vị.

Tôi hỏi Bảo Tánh là, Bảo Tánh sắp tới sẽ có một số quyết định quan trọng, liệu Bảo Tánh có lo rằng có sự sai lầm trong các quyết định đó không? Tại sao?

Coi chừng tôi dùng chữ nghen. Phải tỉnh táo khi tôi dùng chữ. Quý vị đừng bộp chộp mà không để ý tới cách tôi dùng chữ. Quý vị có đủ cơ sở xem xét câu chữ tôi dùng, rồi xoay sở sao để không bị dính vô những chữ đó. Hàng ngày quý vị đi ra ngoài giao tiếp đều bị dính hết. Bây giờ tôi cũng đang cho quý vị dính. Phân tích cho kỹ những cái chữ tôi dùng trước khi trả lời.

Cái này lý thú lắm! Tôi đang tặng cho quý vị món quà vô giá đó. Tôi nói trước luôn là không có gì trả cho tôi được đâu. Nếu quý vị khác hiểu được cái này thì cảm ơn Bảo Tánh hôm trước có gởi cho tôi loại mắm truyền thống (Cười sảng khoái). Mắm truyền thống này nếu không quen thì khi mở ra mình cũng mệt lắm đó. Nhưng tôi vẫn bảo cô Tịnh Tuệ pha cho tôi mắm đó, tôi gọi là mắm có mùi thơm sâu thẳm. Và tôi đã thưởng thức cái mắm đó để nhớ quê hương xứ sở, nhớ ngày xưa gia đình mình một thời gian cũng sống bằng nghề sản xuất mắm và nhớ là hồi nhỏ đi học mình cũng thường ăn cái mắm đó. Nhiều khi về không có gì ăn thì ăn cơm với mắm, cũng ngon lắm. Cảm ơn Bảo Tánh nhé.

Đấy, câu hỏi như vậy Bảo Tánh trả lời đi.

Bảo Tánh: Một cách đặt câu hỏi để phân tích các hình ảnh chiếu lên đối tượng là con phân tích những từ ngữ, những quan niệm… liên quan đến những suy nghĩ của mình. Để có những quyết định sao cho không bị sai lầm thì con cũng phải suy nghĩ “quan trọng” là như thế nào? Cái gì là quan trọng nhất đối với cuộc đời mình bây giờ? Hoặc thế nào là “sai lầm”? Con có thể đi từ hướng đấy để gỡ dần những trói buộc.

Thầy Duy Tuệ: Nếu quý vị sâu sắc một chút xíu thì trả lời gọn nhẹ lắm. Hy vọng Tâm Định trả lời rõ hơn. Tâm Định trả lời rõ hơn được không? Nếu sắp tới mà Tâm Định có một số quyết định quan trọng thì liệu Tâm Định có sợ bị sai lầm không? Quý vị nhớ chuyện này là tôi đang xài chữ với quý vị đó, coi chừng dính vô chữ.

Nguyên Trí: Thưa Thầy, nếu là con có một số quyết định quan trọng, theo như hồi xưa thì con cũng nghĩ là: Ừ, mình phải coi thử quyết định nó sai lầm hay là không sai lầm. Nhưng bây giờ thực sự con thấy sự sai lầm không có.

Sai lầm thì căn cứ trên cái gì mà sai lầm? Nếu anh đứng ở chỗ này thì anh thấy là sai lầm, nhưng anh đứng ở góc khác thì anh thấy không sai lầm. Trong hoàn cảnh này đối với anh thì anh cần một số quyền lợi gì đó, nó thỏa mãn gì đó mà anh coi nó không sai lầm, nhưng đối với người khác thì nó vô cùng tai hại thì sao?

Như vậy, nếu con có một số quyết định quan trọng thì vấn đề của con là liệu mình quyết định như thế này thì nó có phù hợp với hoàn cảnh của mình lúc đó không? Nó có mang lại cho mình nhiều cái lợi không? Nó có mang lại sự an toàn về thân thể, tính mạng, về sự bình yên trong đầu óc? Nếu nó liên đới với những người chung quanh, nhất là những người thân của mình thì nó có mang lại cái lợi, cái hiệu quả gì cho người thân của mình không? Và trên cơ sở đó, mình lấy cái đó mình làm cái tiêu chí rồi mình đưa ra hành động của mình.

Chúng ta không nên căn cứ vào sự sai lầm nữa. Vì khi chúng ta nói về sự sai lầm thì chúng ta mang nó vào cái cảnh mà ở đó nó có khái niệm và định nghĩa. Mà khái niệm, định nghĩa thì chỉ tương đối, mơ hồ và không đúng. Ở chỗ này anh thấy nó đúng, còn qua góc khác thì anh thấy nó không đúng.

Ví dụ về phong tục tập quán thì người châu Âu cho phép anh em họ lấy nhau, nhưng người Việt Nam nếu anh chị em họ lấy nhau thì người ta gọi là loạn luân. Như vậy cũng là vấn đề đạo lý, nhưng dân bên trời Âu và dân Việt Nam thì khác nhau một trời một vực. Vậy thì anh lấy cái gì mà cho là đạo lý là đúng? Vì cái đạo lý ở bên này nó khác với đạo lý ở bên kia. Bên kia họ tuân theo cái đó họ vẫn sống hạnh phúc. Mình tuân theo cái này mình vẫn sống hạnh phúc.

Như vậy, vấn đề là mình sống làm sao cho nó phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với môi trường, phù hợp với điều kiện sống của mình, nó mang lại cho mình nhiều sự lợi lạc, nó mang lại cho người chung quanh mình nhiều sự lợi lạc. Tốt nhất là nó có lợi cho mình và có lợi cho người khác. Và có tệ hơn nữa là có lợi cho mình nhưng đừng gây hại cho người khác.

Thầy Duy Tuệ: Nguyên Trí lúc này càng ngày càng có vẻ lanh trí nhỉ. Trở về “nguyên trí” thì lanh hơn. Giỏi đó. Cũng tương đối khá rõ rồi.

Bây giờ Nguyên Trí trả lời như vậy, có người nào phản biện lại Nguyên Trí không?

Nhãn Biến: Trước khi đi đến những quyết định đó thì con để cho đầu óc ở trạng thái ok nhất để con xem xét vấn đề. Con cho rằng khi đầu óc ok thì con quyết định nó không sai lầm…

Thầy Duy Tuệ: Như thế là coi chừng vô bẫy đó nghen chứ không giỡn chơi đâu. Bây giờ làm sao chờ đợi cho cái đầu mình nó ok nhất, cái thấy mình nó ok nhất để mình quyết định không có sai lầm?

Cảm ơn Nhãn Biến. Mời quý vị khác.

Hôm nay tôi tặng quý vị một món quà vô giá. Nếu người nào mà lanh trí đi sâu vô chỗ này thì từ nay về sau quý vị sẽ thấy là tôi gỡ cho quý vị rất nhiều vấn đề…

Minh Trí: Con phản biện lại anh Nguyên Trí là khi anh xem xét vấn đề thì con thấy anh ấy vẫn còn liên quan đến lợi ích của bản thân và người thân của mình…

Nếu con có một số quyết định nào trong cuộc đời thì nó phải phụ thuộc vào hoàn cảnh của mình lúc đó. Bất cứ khi một vấn đề nào mình đưa ra thì luôn luôn nó có mặt trái và mặt phải. Như chị Bảo Tánh nói khi mình đưa ra quyết định thì hạn chế sai lầm ở mức thấp nhất. Ở khía cạnh đó thì nó vẫn hiểu theo kiểu của mình. Nhưng cái hiểu của mình thì nó có giới hạn… Nếu con quyết định một số vấn đề nào đó thì con tự hỏi nếu mình quyết định những vấn đề đó thì đầu óc mình có bình yên hay không? Và khi mình đã xác định tư tưởng như vậy thì mình sẽ làm cho dù chuyện đó thành hay là không thành.

Thầy Duy Tuệ: Nói chung là cũng khá. Giỏi. Bắt đầu sâu vô rồi đó.

Nguyên Trí: Khi mình làm một việc gì đó thì thường thường là người ta căn cứ trên quyền lợi của bản thân của người ta trước. Hoặc là mục đích đó nó đòi hỏi quyền lợi của một cộng đồng nhỏ chung quanh họ hay quyền lợi của một cộng đồng lớn chung quanh họ, hay quyền lợi của môi trường, của thiên nhiên họ đang sống… Tùy vào mục đích đặt ra mà họ có quyết định phù hợp chứ vấn đề này nó không liên quan đến vấn đề cá nhân hay không cá nhân…

Nhãn Biến: Con đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Trí…

Thầy Duy Tuệ: Tôi phân tích chỗ này, cái này hay lắm quý vị để ý nhen!

Bây giờ quý vị đang phân tích theo cái thấy của quý vị để quyết định mà không sợ sai lầm hay tránh sai lầm. Nếu trả lời như vậy thì có ổn không?

Nguyên Trí: Dạ, Thầy nhắc lại một lần nữa.

Thầy Duy Tuệ: Quý vị nói rằng không sợ sai lầm, vì quý vị nghiên cứu tính chất của mình thấy để loại dần loại dần những ảnh hưởng trong đầu ra, rồi xét hoàn cảnh nữa thì quyết định sẽ không sợ sai lầm. Quý vị trả lời như vậy liệu có ổn không hay là vẫn cứ lúng túng?

Tâm Định: Hồi nãy anh Nguyên Trí nói vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng hay cá nhân ở hiện tại… Như Thầy chẳng hạn, lúc Thầy bỏ gia đình ra đi thì rõ ràng là thấy gia đình Thầy mất quyền lợi…

Thầy Duy Tuệ: Bởi vì anh thấy có quyền lợi hay không có quyền lợi chứ tôi đâu có thấy gì đâu. Tôi quyết định là tôi quyết định chứ tôi đâu có để ý gì lợi hay không lợi đâu. Vì con người của tôi là tôi quyết tâm khám phá chuyện chưa biết, còn chuyện biết rồi thì đủ rồi. Cứ thế tôi làm thôi. Tôi giữ vững quyết tâm của mình là cần phải biết chuyện chưa biết, còn chuyện biết rồi thì như vậy đã đủ. Và cứ thế tôi làm.

Quý vị coi chừng chữ “sai lầm”. Mà quý vị thấy người ta nhan nhản dùng chữ “anh kia quyết định sai lầm, cô bé đó quyết định sai lầm”. Chúng ta sử dụng chữ “sai lầm” và chúng ta nghe người ta nói chữ “sai lầm” này liên tục. Và mọi người cứ “Mấy đứa này nó học với ông Duy Tuệ là rất sai lầm”. Rồi ông Duy Tuệ ổng nói lại là “Mấy người mà học theo mấy ông kia cũng rất sai lầm”. Vậy thì biết chừng nào giải quyết xong cái chuyện “sai lầm”. Bây giờ bảo “Phía tôi đông hơn, tôi bỏ phiếu nhiều hơn là không sai lầm; phía ông ít hơn, bỏ phiếu ít hơn là ông sai lầm”. Anh biết làm sao là sai lầm hay không? Và như thế, người đứng trong hoàn cảnh đó liên tục mê mờ, không biết chuyện gì trúng, chuyện gì sai hết. Bởi vì anh cứ dính mãi vô chuyện sai lầm.

Rồi bây giờ anh nói để tránh sai lầm thì mình ngồi nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích tính chất thấy của mình, vì mới học “võ thấy” mà. Anh làm ngon lắm, đại loại: Bây giờ mình nghiên cứu tính chất thấy của mình nó có ảnh hưởng từ đâu không, để mình quyết định là không sợ sai lầm. Thì cũng dính nữa, anh cũng dính sai lầm nữa.

Có anh khác lại bảo nhớ lại hôm trước Thầy nói là phải nghiên cứu bản chất cái vật mình xem, cái đối tượng mình xem xét để mình quyết định cho chắc ăn, phù hợp với bản chất đó thì mình không sợ sai lầm. Thì cuối cùng anh cũng dính vô chữ sai lầm nữa. Hồi nãy tôi nói với quý vị rồi, tôi gài bẫy quý vị chữ “sai lầm” đó.

Như hồi nãy Tâm Định hỏi “Hồi đó Thầy quyết định Thầy đi, Thầy bỏ, bất chấp quyền lợi của gia đình, bất chấp quyền lợi cá nhân của Thầy. Hồi đó thì gia đình cũng phản đối nhưng một thời gian sau thì gia đình cũng ổn định… và cũng thấy ít nhiều gì nó cũng có quyền lợi này, quyền lợi khác, ít ra là quyền lợi về tinh thần”. Vậy thì cũng dính vô chỗ quyền lợi nữa. Anh sẽ xà quần, xà quần dính vô đó nữa. Hoặc là anh dính vô quyền lợi, hoăc anh dính vô sai lầm hay không sai lầm để anh điều chỉnh cái thấy của anh là càng chết nữa. Anh sẽ dính đòn liên tục.

Cho nên tôi đã nói với quý vị rồi, cái chuyện từ ngữ (xin lỗi tôi nói hơi thô bạo một chút,) dẹp bớt, vứt quách thùng rác bớt đi. Tất cả những chữ mình dùng đều bị dính đòn hết! Tại vì, bây giờ nếu tôi không có bàn tới chuyện quyền lợi của quý vị thì quý vị không khoái nghe, cho nên buộc tôi phải lấy quyền lợi, quyền lợi, quyền lợi… ra tôi nói. Nhiều khi mình cứ nghĩ là vì quyền lợi mà mình hành động thì chưa chắc đã đem lại quyền lợi. Hay khi mình hành động, mình hy vọng có quyền lợi thì cũng chưa chắc đã có quyền lợi.

Cho nên nếu vì những quyền lợi, hay tránh sai lầm để chúng ta quyết định thì chúng ta phải coi chừng. Cái đó nó dính trong đầu mình, phải coi chừng! Nghe thì rất hợp lý. Nó phải có lợi mới quyết định chứ, nghe rất hợp lý. Nó quyết định để tránh sai lầm chứ, nghe rất hợp lý, mới nghe qua rất hợp lý. Nếu mình chống lại điều này thì người ta bảo chắc là mình học cái vụ điên điên khùng khùng gì, không thực tế. Và người ta nói việc căn cứ trên quyền lợi để quyết định và căn cứ trên quyền lợi để tránh những tránh sai lầm đó là thực tế. Tất cả những người bảo thực tế quý vị thấy không, cuộc sống của họ lúc nào cũng căng thẳng, không dễ sống, không dễ chịu lúc nào đâu.

Quý vị thấy cái đối tượng của chúng ta nghiên cứu chính là chúng ta nghiên cứu sự thấy của chúng ta. Nhưng tại sao chúng ta nghiên cứu chính sự thấy của chính chúng ta?

Mời quý vị đón xem phần cuối.

Quý vị có thể xem lại phần video tại đây: http://duytue-thailan2012.blogspot.fr/2012/11/video-ung-dung-vo-thay-061112.html
Mọi hỗ trợ hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ tại Thái Lan xin quý Hiền giả vui lòng gửi về cho Hiền giả Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550


Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:
NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà

Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:
Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
Xin chân thành cảm ơn
Nhóm biên tập Pattaya

Chủ đề Sự thấy



SỰ THẤY
Có phải sự thấy là mở đầu tất cả cho sự tồn tại của một con người?
Khả năng thấy là hữu hạn hay vô hạn?
Thế nào là một sự thấy thuần khiết?
Giá trị của sự thấy thuần khiết như thế nào đối với giá trị sản phẩm của một con người?
Sự thấy là có thật hay sự thấy chỉ là sự tưởng tượng?
Sự thấy có thấy được chính nó hay không?
Sự thấy có bị mất đi hay không?
Có phải con người đẻ ra là đã có sự thấy?
Điều kiện để phát triển sự thấy là gì?
Làm sao một người có thể cảm nhận được dấu hiệu, sức mạnh, sự kỳ diệu của sự thấy của mình?
Con người có khả năng mở sự thấy càng ngày càng rộng lớn đến vô tận hay không?
Có bí quyết hay phương pháp nào để khai mở sự thấy vô tận của con người hay không? 
Sự thấy thuộc về tâm lý hay vật lý?
Thế nào là cái thấy trung tính và cái thấy bị khúc xạ?  

SỰ THẤY VÀ NÃO BỘ
Người bị bệnh hư não nằm một chỗ có sự thấy hay không?
Vai trò của các giác quan đối với sự vấn đề phát triển sự thấy trong đầu óc con người là như thế nào?
Thế nào là sự thấy rõ ràng và thế nào là sự mơ hồ của đầu óc?
Điều kiện sống vật chất ảnh hưởng đến sự thấy như thế nào?
Một người mà lớn lên sống cách biệt với xã hội con người, chỉ sống với con vật, tức là có cơ chế bộ não con người nhưng bị thất lạc từ nhỏ, không sống với xã hội con người, mà sống với con vật thì có phát triển được sự thấy không?

SỰ THẤY VÀ CÁC QUY LUẬT TỰ NHIÊN
Sự thấy có tuân theo lực và luật vũ trụ hay không?
Trong sự thấy thì thấy bản chất của tất cả các hiện tượng có phải là quan trọng nhất hay không?
Trong sự thấy các quy luật vận hành của các hiện tượng quan trọng như thế nào đối với các quyết định của con người?
Con người có khả năng thấy được bản chất và các quy luật của tất cả các hình thức hữu hình hay không?
Con người có khả năng thấy được lực và luật của tự nhiên không? Nếu thấy thì cuộc sống của họ như thế nào? Có gì đặc biệt hơn người chưa thấy hay không?

SỰ THẤY VÀ KIẾN THỨC
Sự thấy và kiến thức khác nhau như thế nào?
Sự thấy là chúa tể hay kiến thức là chúa tể đối với sức mạnh con người?
Có phải kiến thức hình thành từ sự thấy? Hay là sự thấy hình thành từ kiến thức?
Tình người nằm trong sự thấy hay nằm trong kiến thức?
Người ngồi một chỗ và người đi khắp nơi trên thế giới thì sự thấy khác nhau như thế nào?
Các phi hành gia ra khỏi sức hút của quả đất để đi đến các hành tinh khác, sự thấy của họ khác với sự thấy của người mà chưa bao giờ ra khỏi hành tinh này như thế nào?
Sách vở xưa ảnh hưởng đến sự thấy như thế nào đối với con người ngày nay?
Sự thấy của một con người ngày nay có liên quan gì đến lịch sử mà họ đọc trong sách vở?
Người đọc sách có để ý phát triển sự thấy hay để ý phát triển kiến thức?
Chất lượng của kiến thức có liên quan đến chất lượng của sự thấy hay không?

SỰ THẤY VÀ CÁC QUAN ĐIỂM, QUAN NIỆM
Có phải quan điểm, quan niệm xuất phát từ sự thấy hay không? Và quan điểm, quan niệm ảnh hưởng đến sự thấy như thế nào?
Sự thấy là độc lập, hay nó có bị chi phối bởi quan niệm đúng sai, tốt xấu, đạo đức hay không?
Tính chất của sự thấy có phụ thuộc vào các quan niệm sống hay không?
Các quan niệm trong cuộc sống có phải xuất phát từ sự thấy hay không?

SỰ THẤY VÀ NIỀM TIN
Niềm tin của số đông về một vấn đề gì đó với sự thấy trái ngược lại của một con người, cái nào mạnh hơn?
Có phải chăng những cái gì con người đã tin đến nổi trở thành lẽ sống của mình đã hạn chế sự phát triển toàn diện của sự thấy vô tận của họ?
Sự thấy của một con người có thể trái ngược với niềm tin của những người còn lại? Các niềm tin trong cuộc sống có phải xuất phát từ sự thấy hay không?
Có phải chăng sự thấy trước khi hình thành các loại niềm tin và quan điểm là sự thấy thuần khiết của một đầu óc?
Nếu có người nói rằng là anh không thể thay đổi được truyền thống, anh không thể thay đổi được lịch sử, anh không thể thay đổi được niềm tin của người khác, điều đó có chắc hay không?

SỰ THẤY VÀ CẢM XÚC
Sự thấy liên quan gì đến cảm xúc của con người?
Các cảm xúc buồn, vui, giận hờn có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Chất lượng của cảm xúc có liên quan đến chất lượng của sự thấy hay không?
Trạng thái tâm lý ảnh hưởng lên cái thấy như thế nào? 

SỰ THẤY VÀ TÌNH YÊU, TÌNH NGƯỜI
Sự thấy có liên quan gì đến tình yêu, tình thương của con người?
Sự phát triển của tình yêu có tỷ lệ thuận với sự phát triển của sự thấy hay không?
Tình người nằm trong sự thấy hay nằm trong kiến thức?
Chất lượng của tình yêu có liên quan đến chất lượng của sự thấy hay không?
Sự thấy và tình người liên quan với nhau như thế nào?

SỰ THẤY CỦA HGMT
Mục tiêu của HGMT là phát triển sự thấy hay có mục tiêu gì khác không?
Tại sao phát triển sự thấy là nội dung quan trọng nhất đối với một HGMT?
Có phải phát triển sự thấy là kết quả đầu tiên cũng như là kết quả cuối cùng của một HGMT hay không?
Có phải sự thấy được phát triển sẽ đem lại nhiều niềm vui bất tận cho một HGMT hay không?
Người HGMT khi đọc sách để ý đến sự phát triển sự thấy của mình, nhưng những ngườikhông phải là HGMT khi đọc sách họ để ý đến cái gì?
HGMT khi đọc sách thì sự thấy khác với người không phải HGMT như thế nào?

SỰ THẤY VÀ TRÍ KHÔN
Trí khôn có phải từ sự thấy mà ra?
Giữa sự thấy và trí khôn khác nhau thế nào?

SỰ THẤY VÀ Ý CHÍ
Ý chí hay lòng quyết tâm có phải từ sự thấy mà ra?
Ý chí và lòng quyết tâm khác với sự thấy như thế nào?
Sự tự tin hay sự tự ti có phải xuất phát từ sự thấy không?

SỰ THẤY VÀ Ỷ TƯỞNG 
Ý muốn có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Sự suy diễn hay các ý tưởng có phải xuất phát từ sự thấy hay không?
Chiến tranh, hòa bình có liên quan gì đến sự thấy hay chỉ liên quan đến ý muốn?
Một người hành động sai trái liệu họ có khả năng thấy được là họ đang có ý tưởng sai trái để dẫn đến hành động sai trái hay không?

SỰ THẤY VÀ SỰ SỢ HÃI
Nỗi sợ hãi có phải xuất phát từ sự thấy hay không?
Nỗi lo lắng có phải xuất phát từ sự thấy không?

SỰ THẤY VÀ NGÔN NGỮ
Việc sử dụng ngôn ngữ có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Việc hình thành ngôn ngữ có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Có phải chăng các khái niệm và ngôn ngữ mà con người đời dùng hằng ngày đã trở thành thói quen đã hạn chế sự thấy toàn diện trong đầu óc của mình?
Những người cùng tần số phát triển sự thấy, thì có loại ngôn ngữ chung nào để sử dụng với nhau hay không?
Có ngôn ngữ chung nào cho những người cùng phát triển khả năng thấy vô tận hay không? Nếu có thì ngôn ngữ đó là gì?

SỰ THẤY VÀ KHOA HỌC
Sự phát triển của khoa học có liên quan gì đến sự thấy không?
Các ý tưởng phát minh có phải xuất phát từ sự thấy hay không?
Sự thấy có linh thiêng màu nhiệm gì không?
Sự thấy của con người có tạo ra một lực huyền bí gì không?

SỰ THẤY VÀ LỊCH SỬ
Sự thấy có phụ thuộc vào lịch sử, thời gian không?
Có phải chăng sự thấy vượt ra khỏi tất cả mọi giới hạn của tất cả các câu chuyện, của các nội dung, của các hình ảnh được thể hiện trong các câu chuyện hay các tác phẩm? Tức là sự thấy của HGMT vượt ra ngoài tất cả mọi giới hạn của lịch sử được thể hiện trong các câu chuyện hay các tác phẩm? 

SỰ THẤY VÀ CUỘC SỐNG
Cách ứng xử có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Sự thấy có liên quan gì đến sức khỏe hay không?
Sự thấy có liên quan gì đến các giá trị của con người hay không?
Lòng tham có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Tầm vóc của con người có phải phụ thuộc vào tầm vóc của sự thấy hay không?
Tư cách của con người có phụ thuộc vào tầm thấy hay không?
Chất lượng sống của con người có phải liên quan đến sự thấy hay không?
Hạnh phúc hay khổ đau có liên quan gì đến sự thấy hay không?
Một nước văn minh giàu có bao giờ cũng phát triển sự thấy tốt hơn một nước nghèo?
Giữa vũ khí, quyền lực, tiền bạc, với sự thấy, cái nào mạnh hơn?
Giữa vũ khí, quyền lực, tiền bạc, với tình người, cái nào mạnh hơn?
Sự hơn thua giữa người này với người khác với phát triển sự thấy thì cái nào giá trị hơn?
Có nên hơn thua, cạnh tranh với nhau về sự thấy không?
Trạng thái giàu có trong đầu óc và trạng thái nghèo hèn trong đầu óc có phải xuất phát từ sự thấy trong đầu óc hay không?

SỰ THẤY VÀ GIÁO DỤC
Vai trò của giáo dục đối với sự thấy như thế nào?
Vai trò của sự tò mò, của việc đặt câu hỏi… ?
Sự chán học có liên quan đến sự thấy hay không?

SỰ THẤY VÀ SỰ CHẾT
Sự thấy tác động như thế nào đến quá trình sống và sự ra đi của một con người?
Sự thấy của một người trên một hành tinh có để lại dấu vết của sự thấy ấy hay không?
Khi con người chết đi, năng lượng sự thấy có còn hay không?

SỰ THẤY VÀ TƯƠNG LAI
Tương lai của một con người có liên quan đến sự thấy của người ấy hay không?
Liệu sự thấy của một con người có thấy trước được tương lai hay không? Tại sao?
Một con người có khả năng dùng sự thấy của mình để tạo ra một vật chất trong tương lai hay không?

SỨC MẠNH CỦA SỰ THẤY
Sức mạnh của sự thấy của một người có thể tạo ra sự kỳ diệu trong thiên nhiên hay không?
Nếu có sự tận thế xảy ra, thì sức mạnh của sự thấy ấy có khả năng chặn đứng cái sự việc ấy không?
Sự thấy của một con người có khả năng thay đổi thế giới hay không?
Sức mạnh của sự thấy là gì đối với thế giới vật chất?
Sự thấy của một hoặc nhiều người có liên quan gì đến vận mệnh của một dân tộc hay không?
Tại sao một sự thấy có thể làm thay đổi một xã hội hay một thế giới?

Mời quý vị tham gia đặt tiếp câu hỏi...