10/11/12

[Video] Trạng thái tâm lý ảnh hưởng lên cái thấy khúc xạ và cái thấy trung tính như thế nào?




Để sở hữu CD, DVD bài giảng này bản đẹp. Xin liên hệ công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết tại website www.minhtriet.vn
Mọi hỗ trợ của HG cho hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ vui lòng gửi về cho HG Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550

Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:

NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà


Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:


Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
 

9/11/12

Làm thế nào để cảm hóa người thân trong gia đình học và thực hành phương pháp Duy Tuệ?


Kính gửi Thầy Duy Tuệ

Con là Duy Đăng Phước. Từ ngày gặp Thầy tại Thái Lan về đến nay con cứ băn khoăn một điều: Không biết làm thế nào để cảm hóa được những người thân trong gia đình mình học và thực hành phương pháp Duy Tuệ? 

Trước đây, ngày mới tiếp xúc với các bài nói chuyện của Thầy, con thấy hay quá, con đã chạy đi sao in một loạt bài của Thầy cho nhiều người nghe. Một số người có hồi âm lại là nghe rất hay. Nhưng rồi họ cũng không có yêu cầu gì thêm thì con biết là họ chỉ nghe cho vui thôi nên không liên lạc lại.
 

Đối với những người thân trong gia đình con (như vợ, con gái, con dâu, con trai, con rể) thì con cố gắng thuyết phục bằng nhiều cách: In sao đĩa CD, mua sách về, thường xuyên trao đổi và nói lên những thay đổi của con, những lợi ích về thực hành phương pháp Duy Tuệ... Những thay đổi trong lối sống của con cũng cảm hóa được những người trong gia đình một phần nào, nhưng không nhiều. Con nghĩ những hạnh phúc mà con được hưởng từ ngày học phương pháp Duy Tuệ đến nay thật vô cùng lớn. Con không muốn chỉ một mình con được hưởng hạnh phúc này. Nếu mọi người trong gia đình cùng học và thực hành phương pháp Duy Tuệ thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu. Con rất muốn ít nhất những người thân trong gia đình cùng được hưởng cái hạnh phúc này. 

Thú thật với Thầy mỗi khi đọc sách  hay nghe các bài giảng của Thầy là con thấy hạnh phúc lắm. Con nghĩ mình “tài hèn, sức mọn” không dám mơ ước sẽ làm được những việc lớn. Con chỉ ước ao dân tộc mình đừng bỏ phí cái tài sản lớn lao mà Thầy đã truyền trao cho các hiền giả Minh Triết lâu nay. Những tài sản vô giá của Việt Nam ta nhiều lắm, trong đó có hoc thuyết Duy Tuệ. Rất may hiện đang có một tầng lớp trẻ Việt Nam là các hiền giả Minh Triết trẻ đã tiếp thu được những tinh hoa của Thầy truyền trao. Công ty CP Đầu Tư Giáo Dục Minh triết đã ra đời kịp thời và đang lãnh trách nhiêm lớn lao này.
 

Mấy ngày hôm nay trong gia đình con xảy ra một việc nhỏ, nếu cả nhà đã học Minh Triết thì chắc sẽ giải quyết nhẹ nhàng. Nhưng tiếc thay vì chưa học phương pháp Duy Tuệ nên mới xảy ra rắc rối. Số là bố đẻ đứa con dâu nhà con mất cách đây mấy năm, đã thiêu và cho vào lọ để ở nghĩa trang Văn Điển. Gần đây bên nội nhà nó đi gọi hồn, ông thầy phán là bố con về kêu ông ấy ở đó nóng lắm, phải dời đi chỗ khác. Họ quyết định phải đưa lên nghĩa trang Bất Bạt ở Hà Nội. Nếu phải đưa lên đó thì riêng tiền mua đất đã tốn 23 triệu đồng. Hiện nay kinh tế nhà nó đang khó khăn vậy mà phải chạy cho được số tiền đó vì lời một ông thầy bói thì quả là vô minh. Con ngăn cản không được vì đó việc của nhà họ. Con cảm thấy mình bất lực vì các tệ nạn mê tín ngày càng phát triển. Bây giờ là thời đại nào rồi mà họ vẫn còn tin vào những điều vu vơ như vậy.
 

Nhiều khi con cảm thấy sốt ruột, nóng vội. Muốn làm sao ánh sáng của môn học Duy Tuệ lan truyền thật nhanh, thật rộng trong dân chúng để cho dân mình đỡ khổ vì những chuyện không đâu vào đâu mà lại tốn kém tiền của. Công ty Minh Triết của mình là lực lượng người trẻ, tâm huyết, con tin tưởng là họ sẽ làm được cái điều mà mình mơ ước nhưng cũng còn nhiều khó khăn lắm.
 

Con tạm biệt Thầy, mong Thầy khỏe, cố gắng truyền trao cho đời những điều quý giá mà Thầy có.
 

Tháng 11/2012
Duy Đăng Phước


Hỗ trợ các hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ



THÔNG BÁO

V/v: Hỗ trợ các hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ

Kính gửi quý hiền giả Minh Triết,

Trong thời gian thầy Duy Tuệ ở Thái Lan, Thầy đã có những bài giảng thật quý báu giúp chúng ta khai mở và phát triển được trí thấy của bản thân, từ đó mà đầu óc trở nên ổn định, sống hữu ích cho chính mình và những người chung quanh.

Để đảm bảo từng lời giảng và hình ảnh của Thầy được truyền đi một cách rõ nét, trung thực, không bị gián đoạn, Ban Biên Tập kêu gọi các hiền giả Minh Triết hỗ trợ cho các hạng mục sau:

- Nâng cấp đường truyền cũng như dịch vụ truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh lên cấp độ cao.
- Mua các thiết bị âm thanh, hình ảnh, máy chiếu… phục vụ cho các khóa học.

Mọi hỗ trợ vui lòng gửi về cho HG Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550

Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:

NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà


Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:


Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
 


***********

Tính đến ngày 09/11/12, Nhóm Biên Tập đã nhận được sự đóng góp của các HG sau:

1/ HG Duy Nhã (Nauy): 100 USD
2/ HG Tuệ Như Tâm Đinh: 3 000 000 VNĐ
3/ HG Duy Chánh Pháp (HN): 100 USD
4/ HG Phú Tuệ (HN): 500 000 VNĐ
5/ HG Tuệ Đông Hải (Bến Tre): 1 000 000 VNĐ
6/ HG Tuệ Lai - Duy Khai Từ (Nha Trang): 500 000 VNĐ

7/ HG Tuệ Công Đức Lực (HCM): 1 000 000 V
8/ HG Duy Trí Bảo (HN): 2 000 000 VNĐ
9/ HG Duy Năng Pháp - Tuệ Lực Nhãn (HCM): 1 000 000 VNĐ 
10/ Hg Bồ Đề Tuệ: 200 000 VNĐ
11/ Nhóm các Hg An Giang: 2 000 000 VNĐ
12/ Hg Tuệ Lạc Định: 500 000 VNĐ

13/ Hg Tuệ Bảo Tánh: 1 000 000 VNĐ
14/ Vợ chồng Hg Duy Kn C - Tuệ Thế Đẳng: 500 000 VNĐ

...danh sách còn tiếp tục được cập nhật.

Thay mặt BBT Tuệ Tri  gửi tới các HG lời  cảm ơn chân thành về những đóng góp quý báu của các HG khắp nơi để công việc truyền trao Ánh sáng Thấy ngày càng lan tỏa muôn phương!

[Video] Nói cho đoàn Hà Nội - Cái thấy trung tính và Tình thương 09.11.12


Để sở hữu CD, DVD bài giảng này bản đẹp. Xin liên hệ công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết tại website www.minhtriet.vn
Mọi hỗ trợ của HG cho hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ vui lòng gửi về cho HG Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550

Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:

NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà


Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:


Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
 

8/11/12

Về việc các Hiền giả sang thăm Thầy và tiếp nhận truyền trao Ánh Sáng Thấy



THÔNG BÁO

V/v: Các Hiền giả sang thăm Thầy và tiếp nhận truyền trao Ánh Sáng Thấy

Để thuận lợi cho quý Hiền giả sang thăm Thầy Duy Tuệ và tiếp nhận truyền trao Ánh Sáng Thấy, cũng như để đảm bảo sức khỏe cho Thầy, quý Hiền giả có kế hoạch sang Thái Lan cần chú ý một số điều sau:

- Thầy đã có lịch làm việc với Nhóm biên tập, với các Hiền giả trực tuyến trên toàn cầu, và đi tìm hiểu về các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì thế để tránh cho việc quý vị sang mà không gặp được Thầy thì quý vị bắt buộc phải thông báo với ban tổ chức sự kiện – chịu trách nhiệm là Hg Tuệ Từ Bi và Hg Tuệ Tri.

- Vì lịch làm việc của Thầy là dày đặc, liên tục nên thời gian nghỉ ngơi của Thầy khá ít, vì thế với sức khỏe ở tuổi của Thầy hiện nay, sẽ rất khó cho Thầy để tiếp đón những nhóm Hiền giả đi từng nhóm lẻ liên tục. Vậy nên, quý vị nên đi theo tuor đã sắp xếp hoặc đi nhóm không theo tuor thì cố gắng sắp xếp lịch với những Hiền giả không đi theo tour khác, sao cho tối thiểu là 10 người, để Thầy giảm được việc tiếp riêng và có thêm chút thời gian nghỉ ngơi. Quan trọng hơn là cách tiếp cận này sẽ tạo cảm hứng để Thầy đưa ra nhiều cái thấy thú vị và lợi ích cho nhiều người.

- Trong toàn bộ thời gian quý vị sang thăm và nhận truyền trao ánh sáng thì mọi cuộc gặp gỡ của quý vị với Thầy đều được ghi âm, ghi hình, và có thể được truyền trực tuyến toàn cầu để làm tài liệu học tập cho anh em hiện nay cũng như thế hệ mai sau.

Thầy rất vui khi được gặp quý vị! Chúc quý vị mạnh khỏe và sống vui!

Ghi chú thêm: Những Hiền giả có điều kiện có thể thông báo cho Hg Tuệ Từ Bi hay Tuệ Tri để giao lưu cùng Thầy tại một số quốc gia Đông Nam Á mà Thầy chọn thăm viếng.

Trân trọng thông báo.

Nhóm Biên Tập Pattaya

[Video] Nói với đoàn Hà Nội - Thế nào là cái thấy trung tính? 08.11.12



Buổii tối: Chủ đề Tuổi trẻ

 
 
Để sở hữu CD, DVD bài giảng này bản đẹp. Xin liên hệ công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết tại website www.minhtriet.vn
Mọi hỗ trợ của HG cho hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ vui lòng gửi về cho HG Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550

Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:

NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà


Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:


Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
 

7/11/12

[Video] Nỗi lo lắng của Tuổi trẻ 07.11.12

Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn

6/11/12

[Video] Thảo luận nhóm ứng dụng Võ Thấy 06.11.12


Từ khi luyện môn Võ Thấy, các võ sinh đều thấy rằng xưa nay mình bị ảnh hưởng bởi không biết bao nhiêu là khuynh hướng, kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm... Thế thì, khi đứng trước một tình huống buộc mỗi võ sinh phải đưa ra một quyết định quan trọng thì bằng cách nào các võ sinh có thể mạnh dạn, không lo lắng đưa ra một quyết định không sai lầm?

Thế nào là sai lầm? Dựa vào đâu mà mình nói mình không sai lầm? Xưa nay mình có bao giờ thấy mình sai lầm không? Làm sao quyết định để tránh sai lầm?

Thầy đưa ra một câu hỏi cho các võ sinh: "Chúng ta nghiên cứu gì trong môn Võ Thấy?" Các võ sinh lần lượt đưa ra câu trả lời. Cuối cùng tất cả đều đi đến kết luận: Đối tượng nghiên cứu của môn học này chính là Sự Thấy. 

Tại sao? 

Sự Thấy đưa đến Hành Động. Một Hành Động có thể không xuất phát từ một ý tưởng, từ sự không mong muốn, từ sự không tham lam, từ sự giận dữ.... nhưng không thể không xuất phát từ một Sự Thấy nào đó! Cái Thấy không chính xác sẽ dẫn đến Hành Động không chính xác!

Vậy, có bao nhiêu cái Thấy căn bản mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày? 

Cái Thấy từ quyền lợi? Từ tình cảm riêng tư? Từ người thân? Từ sự ích kỷ? Từ sự ghen tỵ? Từ niềm tin riêng? Từ kinh nghiệm lợi hại? Từ sự phù hợp hay không phù hợp? Từ sự đúng sai? Từ sai lầm hay không sai lầm? Từ sự thoải mái hay không thoải mái? Từ sự dễ chịu hay không dễ chịu? Từ sự chấp nhận? Từ sự chờ đợi? Từ quan niệm tốt xấu?...

Căn cứ vào những cái Thấy này liệu có tránh khỏi sai lầm hay không? Căn cứ vào đâu anh cho rằng đó là quyết định phù hợp? Làm sao có quyết định mạnh dạn mà không bàn tính nhiều đến chuyện khác?

Chắc chắn phải có một lý do để quyết định....

Mời quý vị hãy tìm câu trả lời trong cuộc thảo luận sau đây.



Để sở hữu CD, DVD bài giảng này bản đẹp. Xin liên hệ công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết tại website www.minhtriet.vn
Mọi hỗ trợ của HG cho hoạt động giảng bài của Thầy Duy Tuệ vui lòng gửi về cho HG Tuệ Tri:
Số điện thoại: +84-982252550

Hiền giả trong nước có thể gửi qua TK:

NH Vietcombank Trung Ương
Số TK: 0011000459074
Chủ TK: Trương Thị Thanh Hà


Hiền giả nước ngoài gửi qua TK:


Chủ Tài khoản: Trương Thị Thanh Hà
Tên ngân hàng: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
Swift code: BFTVVNVX
SỐ TÀI KHOẢN: 0011373 999 326
 

4/11/12

[Audio] Thảo luận nhóm ứng dụng Võ Thấy 04.11.12


Luyện Võ thấy, cho chúng ta thấy cùng một lúc có hai đời sống xảy ra: một đời sống thật và một đời sống ảo bên trong đầu óc. Khi đời sống ảo hiện lên chúng ta sẽ không hưởng được gì ở đời sống thật. 

Các võ sinh của đấu trường Võ thấy sẽ ra đòn như thế nào để x đời sống ảo mở ra một thứ trí thấy mới mà mình chưa hề biết trước giống như mồ hôi là một thứ hiện ra sau khi anh đấm đá hay tập thể dục?

Mời quý vị nghe lại toàn bài.


 

Chủ đề Dối trá


Dối trá tốt hay xấu?

Làm sao biết người ta dối trá?

Định nghĩa thế nào là dối trá?

Có mấy loại dối trá? Có bao nhiêu hình thức dối trá? Nơi nào có dối trá?

Trên thế gian này có ai không dối trá không?

Dối trá và nói láo khác nhau chỗ nào?

Nói không đi đôi với làm có thực sự xấu hay không? Trường hợp nào thì xấu, trường hợp nào thì không xấu?

Nói dối có xấu hay không? Trường hợp nào là xấu, trường hợp nào thì không xấu?

Dối trá có phải là nói dối, hoặc làm dối để qua mặt người khác để thủ lợi cho cá nhân mình?

Anh nói dối, anh nói không đúng sự thật, anh nói thiếu trung thực, làm thiếu trung thực nhưng mục đích là anh qua mặt người khác để đem lại quyền lợi cá nhân cho chính anh, anh thủ lợi cho cá nhân anh mà bất chấp sự nguy hiểm hay sự thiệt hại của người khác. Có phải như thế là dối trá hay không?

Một hiện tượng, một sự kiện có chắc rằng nó thể hiện một sự thật hay không hay là nó che dấu một sự thật nào đó?

Đã có hiện tượng, đã có sự kiện thì phải có những cái điều mà chìm sâu bên dưới sự kiện ấy mà con người ít có khi thấy. Có phải như vậy hay không?

Người ta che dấu sự thật, hay ý nghĩ thật, ý muốn thật, hay mục đích thật dưới các sự kiện, có phải như vậy hay không?

Các ý muốn, các mục đích thật có phải thường được che dấu dưới các hình thức, kể cả hình thức nghiêm trang, thánh thiện, đạo đức…, có phải như vậy hay không?

Những hình thức nào chứa đựng sự gian dối nhiều nhất, sâu kín nhất, khó thấy nhất, dễ qua mặt người ta nhất?

Những hình thức tạo niềm tin cho nhiều người khác có khi nào chứa đựng rất nhiều những điều gian dối bên trong hay không?

Những người được gọi là “thầy” có khi nào nói dối hay không? Tại sao?

Làm sao biết người ta nói dối?

Làm sao phát hiện được điều gian dối dưới các hình thức long trọng nhằm mục đích tạo niềm tin cho người khác?

Có phải tất cả các hình tướng đều chứa những điều bí ẩn mà con người khó biết được?

Trường hợp nào những người gian dối biết là mình gian dối?

Trường hợp nào người gian dối không thể biết được là mình đang gian dối?

Có trường hợp nào người hành động gian dối mà không thấy mình gian dối?

Trường hợp nào người hành động gian dối biết rõ rằng mình đang gian dối mà ở ngoài không ai biết mình gian dối?

Người gian dối có chủ ý có nhìn thấy được những gì trong tương lai sẽ xảy ra hay không?

Có thấy hết được tất cả những gì xảy ra trong tương lai hay không?

Có trường hợp nào bắt đầu từ sự trung thực mà kết thúc bằng gian dối?

Có những trường hợp nào mở đầu bằng gian dối mà kết thúc là phải trung thực?

Cái tốt hoặc lợi ích của gian dối là gì?

Sự nguy hiểm của gian dối là gì và ai chịu sự nguy hiểm ấy? Hay là hậu quả xấu của gian dối là gì và ai chịu hậu quả ấy?

Lợi ích của gian dối là gì và ai là người nhận được lợi ích ấy?

Tại sao người ta phải gian dối?

Tại sao một con người lại hình thành và thực hiện được ý tưởng gian dối một cách chủ động?

Người gian dối có làm chủ được hành động gian dối của mình hay không?

Có kiểm soát được hành động và kết quả gian dối của mình hay không?

Có mấy cái lực kiểm soát sự gian dối?

Ngoài lực cá nhân người gian dối kiểm soát sự gian dối của họ, có còn một cái luật nào khác kiểm soát, chi phối vào sự gian dối ấy hay không?

Một người chủ động có ý tưởng và hành động gian dối, liệu họ có thấy trước rằng kết quả của sự gian dối tạo ra một cái lực khác mà cái lực ấy nó quánh ngược trở lại họ? Liệu họ có thấy cái đó không?

Xã hội có cần thiết phải quá lo lắng với sự lừa dối của kẻ khác hay không? Hay là có quá sợ với sự lừa dối của kẻ khác hay ko?

Làm sao một người không gian dối có thể sống tự tại trong thế giới gian dối mà không hề bị xúc động tiêu cực bởi những điều gian dối trong xã hội?

Con người có khả năng vui sống tự tại một cách thanh thản trước 1 thế giới gian dối hay không?

Con người có cần thiết phải quá lo lắng, sợ sệt, bất mãn, thất vọng trước các hiện tượng gian dối của xã hội loài người?

Ở hành tinh này có ai thấy được tất cả sự gian dối của xã hội loài người nhưng người ấy vẫn thấy luôn luôn tự tại, hạnh phúc và yêu đời không?

Anh ứng xử thế nào mà mình tin rằng mình không dối trá kẻ khác?

Anh hành động vì lợi ích cho người khác hay hành động vì lợi ích cho cá nhân anh?

Trường hợp nào một người hành động mà không để ý đến chân thật hay dối trá mà chỉ để ý đến mục đích thôi ?

Trong trường hợp nào thì một hành động được gọi là xuất phát từ dối trá và trường hợp nào có thể không xuất phát từ sự dối trá? Một hành động nào có thể xuất phát từ sự dối trá hay chân thật và một hành động nào có thể là không xuất phát từ sự dối trá hay chân thật?

Liệu một hành động chân thật với một mục đích tốt có dẫn đến một kết quả là hoàn toàn phục vụ cho mục đích tốt đó hay không, hay nó còn ra những kết quả khác nữa?

Anh hành động với một động cơ và mục đích tốt, liệu kết quả có xảy ra đúng như anh định là nó tốt hay không?


Mời quý vị tham gia tiếp tục đặt câu hỏi....
Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn.

Trà đàm về sự Dối trá

Một hiện tượng, một sự kiện có chắc rằng nó thể hiện một sự thật hay không? Hay là nó che dấu một sự thật nào đó? Đã có hiện tượng, đã có sự kiện thì phải có những điều chìm sâu bên dưới sự kiện ấy mà con người ít thấy được? Các ý muốn, các mục đích thật có phải thường được che dấu dưới các hình thức, kể cả hình thức nghiêm trang, thánh thiện, đạo đức...? Nói dối là nói không đúng sự thật xảy ra, hay không nói đúng sự thật của một sự kiện?...

Nội dung sau đây được phiên tả lại từ buổi làm việc giữa Thầy DuyTuệ và Nhóm biên tập, vào ngày 22/10/2012 tại Pattaya, Thái Lan

Thầy: Phật Trí phát biểu trước đi.

Duy Phật Trí: Còn lại 3 chủ đề: sự dối trá, mê tín dị đoan và phát triển trí thấy. Bây giờ mình bắt đầu bằng chủ đề dối trá.

Thầy: Ok. Quý vị phát biểu ý kiến về chủ đề dối trá của con người đi. Dối trá từ đâu mà có? Con vật có biết dối trá không?

Tuệ Lực Nhãn: Có ạ. Có những con vật im lặng để con mồi tới gần rồi đớp con mồi.

Thầy: Cái đó có phải là dối trá không? Đó là một cái luật. Khi nó hiện hữu thì nó phải chịu sự chi phối bởi luật sinh tồn của nó.

Tuệ Lực Nhãn: Có khi sự dối trá là điều cần thiết để người ta tồn tại.

Thầy: Bây giờ chưa biết, cứ bàn thảo thôi. Chưa hẳn dối trá là xấu đâu. Mình đặt câu hỏi: Dối trá tốt hay xấu? Nếu mình lên án dối trá không chưa chắc đã hay.

Làm sao biết người ta dối trá?

Định nghĩa thế nào là dối trá? Cái này là mình mở trí cho độc giả. Đọc vào một loạt câu hỏi này thì tự nhiên người ta sẽ tự do được với khái niệm dối trá. Phương pháp mở trí này hay lắm. Chỉ cần đọc vô một loạt câu hỏi thì tự nhiên người đọc tự nhiên mở ra sự thấy mới.

Có mấy loại dối trá? Có bao nhiêu hình thức dối trá? Nơi nào có dối trá?

Duy Đức Tịnh: Sự dối trá thường có ở loại người nào?

Thầy: Trên thế gian này có ai không dối trá không?

Duy Đức Tịnh: Dối trá có giá trị gì không?

Thầy: Dối trá và nói láo khác nhau chỗ nào?

Tuệ Bảo Tánh: Dối trá và nói láo… Nói dối và nói láo thầy ạ. Dối trá nghe nó tiêu cực.

Thầy: À, nói tới dối trá là tiêu cực rồi đúng không?

Tuệ Bảo Tánh: Vâng ạ, nó có chữ “trá” đó thầy.

Thầy: Bây giờ mình có mấy khái niệm thế này: khái niệm nói dối, khái niệm làm dối, khái niệm dối trá, khái niệm nói không đi đôi với làm. Phải làm cho rõ cái này, nếu không có khi người ta hiểu lầm đủ thứ. Ví dụ như, nói không đi đôi với làm là một chuyện nè.

Nói không đi đôi với làm có thực sự xấu hay không? Trường hợp nào thì xấu, trường hợp nào thì không xấu?

Nói dối có xấu hay không? Trường hợp nào là xấu, trường hợp nào thì không xấu?

Dối trá có phải là nói dối, hoặc làm dối để qua mặt người khác để thủ lợi cho cá nhân mình? Có phải như vậy không? Tức là anh nói dối, anh nói không đúng sự thật, anh nói thiếu trung thực, làm thiếu trung thực nhưng mục đích là anh qua mặt người khác để đem lại quyền lợi cá nhân cho chính anh, anh thủ lợi cho cá nhân anh mà bất chấp sự nguy hiểm hay sự thiệt hại của người khác. Có phải như thế là dối trá hay không? Mình không có định nghĩa, mình chỉ hỏi vậy thôi. Còn nói dối là nói không đúng sự thật xảy ra, hay không nói đúng sự thật của một sự kiện, có phải vậy hay không? Mình cũng không định nghĩa, cũng chỉ đặt câu hỏi có phải vậy hay không.

Một hiện tượng, một sự kiện có chắc rằng nó thể hiện một sự thật hay không hay là nó che dấu một sự thật nào đó?

Đã có hiện tượng, đã có sự kiện thì phải có những cái điều mà chìm sâu bên dưới sự kiện ấy mà con người ít có khi thấy. Có phải như vậy hay không?

Người ta che dấu sự thật, hay ý nghĩ thật, ý muốn thật, hay mục đích thật dưới các sự kiện, có phải như vậy hay không? Đại loại như vậy, nhưng phải sửa lại câu nha.

Các ý muốn, các mục đích thật có phải thường được che dấu dưới các hình thức, kể cả hình thức nghiêm trang, thánh thiện, đạo đức…, có phải như vậy hay không?

Tuệ Lực Nhãn: Làm sao để thấy được nội dung bên dưới các sự kiện này?

Thầy: Bây giờ mình phân tích hết tất cả các sự kiện đi, rồi mình mới đi sâu thêm.

Những hình thức nào chứa đựng sự gian dối nhiều nhất, sâu kín nhất, khó thấy nhất, dễ qua mặt người ta nhất?

Cái này liên quan đến niềm tin nè, tạo niềm tin nè. Những hình thức tạo niềm tin cho nhiều người khác có khi nào chứa đựng rất nhiều những điều gian dối bên trong hay không?

Tuệ Lực Nhãn: Những nhà hiền triết, những người thế gian cho là giác ngộ có bao giờ nói dối không?

Thầy: Những người được gọi là “thầy” có khi nào nói dối hay không? Tại sao?

Tuệ Bảo Tánh: Làm sao nói dối mà không bị phát hiện?

Thầy: Làm sao biết người ta nói dối?

Làm sao phát hiện được điều gian dối dưới các hình thức long trọng nhằm mục đích tạo niềm tin cho người khác?

Có phải tất cả các hình tướng đều chứa những điều bí ẩn mà con người khó biết được? Đây là mình gieo rắc sự hoài nghi trong độc giả. Những câu hỏi này tạo sự hoài nghi, không hẳn phải trả lời. Cái gì mà người ta cũng hoài nghi hết thì ok. Tạo sự hoài nghi là rất tốt bởi vì khi tạo sự hoài nghi thì đầu anh sẽ loãng. Một trong những phương pháp để đầu của anh loãng là hoài nghi.

Trường hợp nào những người gian dối biết là mình gian dối?

Trường hợp nào người gian dối không thể biết được là mình đang gian dối? Có nhiều cái người ta cứ tưởng thiệt, chứ không phải là người ta xấu. Người ta không biết là người ta đang gian dối chứ không phải là người ta xấu. Bởi vì người ta đường đường chính chính cho rằng người ta nói hay. Sự thật người ta cứ chăm bẳm vô chuyện người ta nói hay chứ người ta đâu biết mình đang gian dối.

Có trường hợp nào người hành động gian dối mà không thấy mình gian dối?

Trường hợp nào người hành động gian dối biết rõ rằng mình đang gian dối mà ở ngoài không ai biết mình gian dối? 
Tuệ Tri: Con thấy cái này đa số là họ không biết.

Thầy: Đa số là không biết.

Tuệ Bảo Tánh: Thật ra nói đến gian dối là nói đến hành động có chủ ý. Còn trường hợp thầy nói là bao gồm cả trường hợp không chủ ý và có chủ ý.

Thầy: Có thể mình thêm thế này.

Người gian dối có chủ ý có nhìn thấy được những gì trong tương lai sẽ xảy ra hay không? Có thấy hết được tất cả những gì xảy ra trong tương lai hay không? Chắc chắn là không thấy hết được, nếu thấy hết được thì người ta không hành động gian dối.

Tuệ Lực Nhãn: Có người nào ban đầu làm rất trung thực nhưng sau đó lại trở nên gian dối?

Thầy: Có trường hợp nào bắt đầu từ sự trung thực mà kết thúc bằng gian dối?

Có những trường hợp nào mở đầu bằng gian dối mà kết thúc là phải trung thực? Cái này vui lắm. Độc giả đọc vào là người ta mở trí hết à.

Tuệ Bảo Tánh: Nói dối có làm người ta vui không?

Thầy: Cái tốt hoặc lợi ích của gian dối là gì?

Sự nguy hiểm của gian dối là gì và ai chịu sự nguy hiểm ấy? Hay là hậu quả xấu của gian dối là gì và ai chịu hậu quả ấy?
Lợi ích của gian dối là gì và ai là người nhận được lợi ích ấy? Chưa chắc người tạo ra gian dối nhận được lợi ích.
Tại sao người ta phải gian dối?
Tại sao một con người lại hình thành và thực hiện được ý tưởng gian dối một cách chủ động?

Tuệ Lực Nhãn: Người ta có làm chủ được sự gian dối của mình không?

Thầy: Người gian dối có làm chủ được hành động gian dối của mình hay không? Câu hỏi đó hay lắm! Có kiểm soát được hành động và kết quả gian dối của mình hay không? Chỗ này lý thú thế này. Người gian dối thì có thể tạo ra ý tưởng và hành động gian dối, nhưng mà họ chắc chắn không thể nào kiểm soát được hoàn toàn kết quả gian dối. Khi người ta hành động gian dối thì có một cái lực khác, có một cái luật khác sẽ kiểm soát sự gian dối.

Tuệ Bảo Tánh: Mình đặt câu hỏi: cái gì kiểm soát được sự gian dối?

Thầy: Có mấy cái lực kiểm soát sự gian dối?

Ngoài lực cá nhân người gian dối kiểm soát sự gian dối của họ, có còn một cái luật nào khác kiểm soát, chi phối vào sự gian dối ấy hay không?

Duy Đức Tịnh: Thầy nói rõ là ngoài ý muốn cá nhân ạ.

Thầy: Đúng rồi, ngoài ý muốn cá nhân. Tức là người gian dối thực hiện ý muốn của họ nhưng khi hành động xong thì họ không thể kiểm soát được kết quả của sự gian dối. Và có một lực khác tiếp nhận sự gian dối ấy và nó sẽ tác động ngược trở lại. Người ta thấy cái này là người ta sợ ngay. Mình phải đưa ra một câu hỏi cho nó dễ hiểu như thế này nè:

Ví dụ một người chủ động có ý tưởng và hành động gian dối, liệu họ có thấy trước rằng kết quả của sự gian dối tạo ra một cái lực khác mà cái lực ấy nó quánh ngược trở lại họ? Liệu họ có thấy cái đó không, bởi vì khi nó tạo ra một kết quả thì kết quả đó lại tạo ra một lực khác. Cái lực khác đó tác động ngược trở lại người tạo ra sự gian dối ấy.

Tuệ Lực Nhãn: Có phải người có ý tưởng gian dối cho rằng họ có thể kiểm soát được kết quả sự gian dối của mình hay không?

Thầy: Đương nhiên nó rất tin rằng nó sẽ kiểm soát được. Mình đặt thêm 1 câu hỏi nữa là:

Vậy thì xã hội có cần thiết phải quá lo lắng với sự lừa dối của kẻ khác hay không? Hay là có quá sợ với sự lừa dối của kẻ khác hay ko? Câu trả lời là không, không quá sợ, không quá bận tâm, bởi vì chính sự gian dối tạo ra một cái lực khác, lực đó sẽ xử lý cái người gian dối.

Làm sao một người không gian dối có thể sống tự tại trong thế giới gian dối mà không hề bị xúc động tiêu cực bởi những điều gian dối trong xã hội? Đọc cái này tuổi trẻ mới có niềm tin bởi vì tuổi trẻ thường cảm thấy thất vọng với sự gian dối của xã hội.

Con người có khả năng vui sống tự tại một cách thanh thản trước một thế giới gian dối hay không?

Con người có cần thiết phải quá lo lắng, sợ sệt, bất mãn, thất vọng trước các hiện tượng gian dối của xã hội loài người?

Ở hành tinh này có ai thấy được tất cả sự gian dối của xã hội loài người nhưng người ấy vẫn thấy luôn luôn tự tại, hạnh phúc và yêu đời không?

Tuệ Lực Nhãn: Người mà đi lừa gạt người khác có bao giờ phát hiện mình rằng bị lừa gạt không? Họ sẽ phản ứng thế nào khi họ bị lừa gạt?

Tuệ Bảo Tánh: Ứng xử thế nào khi bị lừa dối ạ? Ứng xử như thế nào để có lợi cho sức khỏe khi mình bị lừa dối?

Thầy: Anh ứng xử thế nào mà mình tin rằng mình không dối trá kẻ khác? Cái này nó liên quan đến trách nhiệm. Cái người lừa dối hay dối trá… cái chữ dối trá mình cũng không biết nó chỉ xấu hay chỉ tốt… Thầy muốn chỉ thế này nè: người mà sống với một tình thương và trách nhiệm cao, người ta hành động gì cũng biết rất rõ vì mục đích gì, người ta kiểm soát được cái đó, người ta biết rất rõ. Với những người như vậy, không thể nào bình luận người ấy hành động dối trá hay chân thật bởi vì cái dối trá và chân thật nó không còn có nghĩa nữa. Đối với người có tình cảm, tình thương, trách nhiệm lớn, hành động của người ấy không liên quan gì đến dối trá hay chân thật, nó chỉ liên quan đến động cơ, mục tiêu, kết quả cuối cùng là tốt cho mọi người hay là tốt cho ai đó.

Tuệ Lực Nhãn: Có những người lừa dối người khác mà cũng chẳng cần để ý họ có dối trá hay không.

Thầy: Có hai loại người, một loại người sống tỏ tường trong đầu rồi, người ta không quan tâm đến dối hay không dối. Cũng có loại người chưa tỏ tường gì hết nhưng người ta cũng chẳng quan tâm đến dối hay không dối, người ta chỉ quan tâm đến chuyện mục tiêu cá nhân, lợi ích cá nhân của người ta đạt được. Mình đặt vấn đề:

Anh hành động vì lợi ích cho người khác hay hành động vì lợi ích cho cá nhân anh? Mình đặt vấn đề đó nói mới ra vấn đề là dối trá hay không dối trá, vấn đề dối trá hay không dối trá nó mới có ý nghĩa. Nó liên quan đến mục đích cho cá nhân anh hay mục đích cho người khác. Nếu mục đích cho người khác thì cái chuyện dối trá và chân thành không còn nghĩa. Những nếu mục đích cho cá nhân anh thì chữ dối trá hay chân thật có nghĩa.

Phải chăng chữ dối trá hay chân thật chỉ có ý nghĩa khi nó liên quan đến mục đích cuối cùng của hành động ấy là cho anh hay cho người khác? Nếu nó hơi khó hiểu thì quý vị phải tách nó ra. Bởi vì nếu như anh hành động cho người khác thì vấn đề dối hay chân chật không còn là vấn đề nữa, không có nghĩa nữa. Khi anh còn đặt vấn đề dối hay chân thật nghĩa là đầu óc anh chưa rõ ràng về mục tiêu anh làm, mà cái đầu anh chỉ dính vào khái niệm chứ không dính vô mục tiêu. Nếu cái đầu anh dính vô mục tiêu thì khái niệm này không chi phối nữa.

Tuệ Bảo Tánh: Nhưng mà đôi khi người ta cũng chẳng biết cái đấy là họ làm cho họ hay làm cho người khác. Có khi là họ tự lừa dối mình trong đấy là họ làm cho người khác nhưng lại là làm cho chính họ. 
 
Thầy: Đó là vấn đề khác. Mình đưa ra một câu hỏi khác.

Trường hợp nào một người hành động mà không để ý đến chân thật hay dối trá mà chỉ để ý đến mục đích thôi ?

Có phải chăng có hai trường hợp người ta không để ý đến khái niệm dối trá hay chân thật là: mục đích hành động ấy là cho lợi ích của tha nhân hay mục đích hành động ấy là vì quyền lợi cá nhân của người hành động? Cả hai trường hợp đó người ta đều không quan tâm đến khái niệm dối trá hay chân thật. Bây giờ đặt câu hỏi làm sao cho nó rõ cái đó. Ví dụ như rất nhiều người trong xã hội không cần bàn đến dối trá hay chân thật, miễn tôi đạt được cái đó cho tôi thôi.

Tuệ Lực Nhãn: Như vậy, dối trá bao giờ cũng đi liền với mục đích, còn chân thật thì không nhất thiết phải đi kèm với mục đích? 
 
Thầy: Cũng có trường hợp nó có mục đích tốt và cũng có trường hợp nó hành động không có mục đích gì hết.

Tuệ Bảo Tánh: Không có mục đích thì làm gì có động cơ để dối trá?

Thầy: Không. Thầy nói đến hành động chứ chưa nói đến dối trá. Còn dối trá đương nhiên là có mục đích rồi. Còn hành động thì không nhất thiết phải có mục đích.

Duy Phật Trí: Liệu không có mục đích thì người ta vẫn có thể dối trá được không?

Thầy: Phải đặt câu hỏi như thế này nè: Trong trường hợp nào thì một hành động được gọi là xuất phát từ dối trá và trường hợp nào có thể không xuất phát từ sự dối trá? Một hành động nào có thể xuất phát từ sự dối trá hay chân thật và một hành động nào có thể là không xuất phát từ sự dối trá hay chân thật?

Tuệ Lực Nhãn: Hôm trước thầy nói là hành động do hoàn cảnh thúc đẩy, do tự nhiên mình hành động như vậy, và do ý của mình.

Thầy: Mấy câu hỏi bữa trước mình lắp vào đây luôn.

Duy Phật Trí: …Có những trường hợp người ta chỉ nghĩ tốt không thôi, liệu chăng là đã đủ chưa?

Thầy: Chỗ đó rất là hay ở chỗ này nè: Liệu một hành động chân thật với một mục đích tốt có dẫn đến một kết quả là hoàn toàn phục vụ cho mục đích tốt đó hay không, hay nó còn ra những kết quả khác nữa?

Mà nó ra kết quả khác thì chắc chắn người hành động đó không thể kiểm soát được. Mình đang thấy ở Việt Nam và trên thế giới đang xảy ra chuyện đó. Một bên thì hành động xấu nhưng không biết kết quả xấu đó sẽ như thế nào. Ngoài cái mình có thể dự đoán được, mình không thể biết được những kết quả khác nữa. Còn một bên hành động vì mục đích tốt nhưng cũng không hề biết rằng mình hành động vì mục đích tốt nhưng mà lại xảy ra chuyện không tốt. Cho nên, câu hỏi đặt ra là:

Anh hành động với một động cơ và mục đích tốt, liệu kết quả có xảy ra đúng như anh định là nó tốt hay không?

Để thầy mở ra cho quý vị một sự thấy này nè. Nó có một thế lực mà nó nằm ngoài ý muốn của mình. Khi mình quyết tâm với một động cơ và mục đích tốt mình hành động, thì nó ra một kết quả mà kết quả đó chỉ một phần nó phụ thuộc vào ý muốn của mình thôi, còn biết bao nhiêu kết quả khác do cái lực khác điều động mà mình không thể kiểm soát được. Cho nên, thầy nói: Khi một hành động mà không xuất phát từ mục đích, động cơ, từ một ý đồ mà nó do hoàn cảnh mà mình hành động hoặc tự nhiên mình hành động mà không thể hiểu lý do gì, vì mình hành động như vậy nên kết quả đó mình không quan tâm đến sự kiểm soát, và có một cái lực điều hòa kết quả đó phù hợp với tất cả mọi người. Tự nhiên tôi hành động như vậy, tôi không biết vì lý do gì; hoặc là hoàn cảnh nó như vậy buộc tôi phải đối phó nó như vậy chứ tôi không có thể nào làm khác hơn được. Thì cái phần ấy chúng ta không quan tâm đến kết quả và kết quả thì sẽ có một cái lực khác nó giải quyết.

Tuệ Lực Nhãn: Nếu mình hành động mà chỉ quan tâm đến kết quả thì nguy hiểm lắm. Chạy theo kết quả thì thế nào mình cũng bị kết quả chi phối và bị cột trong cái kết quả đó luôn.

Thầy: Thì đó, cái mà thầy hay giảng, mà nãy giờ mình cũng nói đó là: Người xuất phát từ mục đích và động cơ tốt cũng chỉ có thể kiểm soát một phần nhỏ trong kết quả hành động của mình. Mình đã có mục đích, có động cơ nghĩa là mình quan tâm đến kết quả. Còn người hành động xấu có mục đích, động cơ xấu, người ta cũng quan tâm đến kết quả. Nhưng cả hai đều không thể thấy được, khi kết quả xảy ra, có một phần rất lớn mà người ta không thể kiểm soát được. Cả người xấu lẫn người tốt đều không thể kiểm soát được. Quý vị có thể hình dung được cái này không? Bảo Tánh hình dung được không?

Tuệ Bảo Tánh: Nghĩa là lúc nãy thầy có nói là nếu có mục đích nghĩa là mình quan tâm đến kết quả, thì có khi nó xảy ra mà không nằm trong ý muốn của mình. Nếu như mà… làm như thế nào…

Thầy: Ví dụ như thế này, anh có mục đích và động cơ rất tốt là trồng cái cây đó trong cái làng này là để cho người ta có trái ăn để chữa bệnh. Đó là cái mục đích tốt của anh. Nhưng mà khi anh trồng cái cây đó xuống, mục đích đó là chỉ có một phần thôi. Khi cây ra lá, ra trái rồi, thì những kết quả khác anh không thể kiểm soát được. Có nhiều thứ khác anh không thể kiểm soát được. Nếu anh có mục đích và động cơ xấu, ví dụ như bây giờ mình phải làm một phát để kiếm một tỷ cho cá nhân mình để mình mua cái nhà. Thì rõ ràng anh theo đuổi kết quả đó và anh hành động thì nó ra kết quả đó thiệt. Nhưng mà không hẳn tới kết quả đó thì nó sẽ dừng, mà nó sẽ đẻ ra không biết bao nhiêu kết quả khác. Anh chỉ kiểm soát được, biết được là kết quả mà anh muốn là nó ra một tỷ và anh có cái nhà, nhưng những kết quả khác thì anh không thể kiểm soát được và anh không thể thấy trước được.

Tuệ Lực Nhãn: Khi mình đặt câu hỏi như vậy, người ta thấy vấn đề là người ta không thể kiểm soát hoàn toàn được, cho nên là họ sẽ không thấy thất vọng phải không ạ?

Thầy: Tức là anh chỉ kiểm soát được cái phần theo ý anh muốn thôi, còn cái phần còn lại có nhiều khi nó tốt cho anh, có nhiều khi nó không tốt cho anh, có nhiều khi nó tốt cho mọi người, có nhiều khi nó không tốt cho mọi người, anh không thể biết được, anh không có khả năng thấy trước được cái đó.

Tuệ Bảo Tánh: nếu làm thì mình có mục đích, nhưng mà một cái cách để cho kết quả tốt nhất là đừng quá quan tâm đến kết quả khi hành động.

Thầy: Ví dụ, nếu quý vị lanh trí mà để ý thầy trả lời, hay thầy nói. Tôi không biết tại sao tôi lại phải đi làm cái chuyện này? Tôi không biết làm chuyện này nó có tốt cho ai không? Nếu quý vị lanh trí mà để ý từ trước đến giờ thầy nói chuyện, quý vị sẽ phát hiện ra được là thầy đã sử dụng tất cả các quy luật của tạo hóa hết. Nếu quý vị chịu khó để ý. Tôi không biết tại sao tôi lại phải bỏ nhà tôi đi? Tôi không biết tại sao tôi lại phải đi chia sẻ với người này người khác những điều mà tôi thấy? Tôi cũng chẳng biết tại sao tôi lại như thế này như thế khác? Sự thật nhiều khi nằm đêm tôi cứ trăn trở suy nghĩ miết, không biết mình làm chuyện này có nên hay không, có tốt hay không và tại sao mình phải làm như vậy. Nếu người nào phát hiện được những điều thầy hay chia sẻ như vậy, quý vị sẽ thấy rằng là nó rất là lý thú. Tại vì thấy nói rồi quý vị cứ nghe nghe cho nó vui cái lỗ tai thôi, chứ không phát hiện là những điều thầy nói rất là chân lý, chứ không phải thầy nói đùa chơi. Và thầy nói như vậy là để thầy hủy hết tất cả những cái ý muốn về kết quả của mình. Thầy hủy hết tất cả những nguyện vọng về kết quả. Mặc dù mình có nguyện vọng, nhưng mà khi hành động, xóa luôn tất cả nguyện vọng.

Tuệ Lực Nhãn: Giống như ước mơ đó thầy, con thấy có những người bị chính ước mơ của mình cản đường. Chính sự mong đợi ước mơ thành hiện thực cản đường người ta, khiến người ta đi không được.

Thầy: Thì thầy đã giảng về giá trị của ước mơ rằng ước mơ có ba giá trị rồi, nhưng tại vì người nghe nghe không có đã, không có thấm thía nên không có nhận thức sâu được. Ví dụ, hình dung anh đang lái một con tàu trên đại dương mênh mông. Thì ước mơ như một chiếc la bàn giúp cho anh biết con tàu này chạy về đâu, còn chạy tới hay không là chuyện khác à.

Tuệ Lực Nhãn: Thì người ta cứ muốn là tới, cứ bị hình ảnh tới ám ảnh.

Thầy: Không. Thầy đang nói cái chuyện khác, còn cái chuyện người ta muốn thì kệ người ta. Thầy đang nói cái chuyện quý vị phải nhận thức điều thầy nói là cái gì để quý vị học. Cái đó rất là thấm thía nhưng quý vị không đủ khả năng để mà nhìn thấy cái điều lý thú trong chuyện thầy nói. Không nhất thiết là con tàu anh phải chạy tới đó, nhưng mà anh phải biết là con tàu mình đi về hướng đó. Nếu không biết đi về hướng đó thì anh biết chạy đi đâu?

Tuệ Bảo Tánh: Tức là ban đầu phải có mục đích nhưng không nhất thiết là phải đến nơi.

Thầy: Không nhất thiết đến nơi. Rồi, cái nội dung thứ hai của ước mơ là nó giống như một thứ năng lượng cho cái máy nổ để con tàu chạy. Nếu không có ước mơ thì không có động cơ. Giá trị thứ ba của ước mơ là nó đóng vai trò rất nghệ thuật, hay là rất lãng mạn. Nó làm cho người lái chiếc tàu ấy say sưa trên biển cả mà không bao giờ lo sợ, không bao giờ thấy buồn, không bao giờ thấy cô đơn, bởi vì có giấc mơ đó nó ôm ấp trong người mình cho nên nỗi cô đơn, nỗi buồn, nỗi chán không bao giờ có, cho nên con tàu cứ chạy mãi trên biển khơi. Đó là giá trị của ước mơ.

Còn bây giờ, anh ước mơ mà anh muốn phải đến thì cái chuyện đó khác. Như vậy, có thể đặt câu hỏi là: Khi anh tạo một ước mơ lớn, có cần thiết là anh phải đến được điểm cuối cùng của giấc mơ đó hay không? Có một số lần thầy đã nói chuyện rồi, giả dụ như bây giờ anh đụng được cái giấc mơ của anh, anh nắm được giấc mơ của anh rồi, anh đã đến nơi rồi, liệu cái đó nó có tốt hay không? Chắc chắn là không tốt. Cho nên phải có cái giấc mơ mà anh không bao giờ có thể rờ tới được. Còn nếu một giấc mơ mà anh rờ tới được, thì anh phải coi chừng. Ví dụ bây giờ một cô gái mơ ước trong đầu là phải có một người yêu hay phải có một người chồng theo mẫu người nào đó. Cuối cùng, điều đó thành sự thật, mình có một người yêu như vậy và một người chồng như vậy. Coi như giấc mơ anh đã đạt được và chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn nhiều vấn đề phức tạp, khổ đau và chán chường sẽ xảy ra. Cho nên có giấc mơ nhưng không được mơ đến cái chỗ là mình phải lấy cho được cái giấc mơ đó thì nó mới có giá trị. Còn giấc mơ mà anh lấy được thì anh phải biết rằng, mình tạo giấc mơ để mình lấy được thì đó chỉ là giấc mơ tạm thời, chứ mình biết rằng khi lấy được thì mình phải có giấc mơ khác ngay lập tức. Nếu như anh không có giấc mơ khác để nối tiếp thì anh sẽ chết ngay ở đây, anh sẽ bất mãn ngay tức khắc, cuộc sống của anh chán chường và anh không muốn sống nữa. Người ta sống lâu được là nhờ người ta chưa thực hiện được giấc mơ và cuộc sống sẽ chấm dứt và chán chường khi người ta đã thực hiện được giấc mơ rồi.

Tuệ Lực Nhãn: Xin thầy chỉ rõ sự khác biệt giữa một người không có ước mơ và một người đã thực hiện xong ước mơ. Hai cái đó liệu có giống nhau?

Thầy: Một người không có giấc mơ thì sống ù ù cạc cạc, chẳng biết gì, sống như vịt như gà thôi. Còn một người đã đạt được giấc mơ, tưởng xong rồi thì người đó sẽ bắt đầu đi xuống, chán chường. “Trời ơi, tôi cứ tưởng Mỹ là thiên đàng. Không ngờ tôi tới thiên đàng rồi mà bây giờ tôi lại chết ngay ở cái thiên đàng này. Tôi đang là giáo sư ở Việt Nam, bây giờ tôi phải đi chạy bàn trong nhà hàng. Ôi, thiên đàng là thế này sao?” Bây giờ bắt đầu đau khổ quá, quay trở lại thì sợ quê mùa, còn ở đây thì chỉ đi chạy bàn thôi. Tức là anh không biết xây dựng giấc mơ của anh, nên anh chết vì giấc mơ của anh đã đạt được.

Đấy, quý vị thấy lý thú về ước mơ chưa. Thầy giảng rõ lắm mà tại sao quý vị không thấm thía, thầy không hiểu tại sao. Giống như Nguyên Trí bảo, “Thầy nói thì rất hay. Anh em công nhận là đúng. Nhưng mà thầy làm sao để gỡ cho anh em vô được”. Thầy nói trắng ra hết rồi, còn gì nữa mà gỡ với không gỡ? Tại vì anh không đủ khả năng nhận thức thôi, chứ có gì nữa đâu mà gỡ với không gỡ nữa. Thầy nói sạch trơn hết rồi. Chỉ có điều là anh nghe mà anh không có để ý. Chứ nếu anh để ý thì thầy nói thiệt là đã lắm. Anh để ý là anh thực hiện luôn. Sướng vô cùng!

Anh phải dám thử thách. Còn đằng này anh không dám thử thách. Bởi vì cái thói quen của chúng ta là gì? Cha mẹ dạy chúng ta ở trong sự an toàn. Cha mẹ không bao giờ dám dạy con cái là chấp nhận sự thử thách, sóng gió, có thể làm con mất mạng. Không cha mẹ nào dám dạy như vậy cả. Vì chúng ta bị ảnh hưởng từ giáo dục an toàn nên lúc nào chúng ta cũng mong muốn sống trong sự an toàn. Sống trong sự an toàn, cái tốt chỗ nào, cái xấu chỗ nào, cái hay chỗ nào, cái dở chỗ nào? Và liệu sống trong sự thử thách, có chắc là đã xấu không? Có chắc là đã mất an toàn không? Và chuyện mất an toàn có hẳn là xấu không? Cho nên chấp nhận thử thách là điều vô cùng lý thú. Bây giờ thế này, anh đang đi dưới đất, anh thấy khỏe mạnh. Cỡ đó thôi thì anh thấy nó bình thường. Nhưng bây giờ anh thử chấp nhận leo lên một ngọn núi 1000 mét, đương nhiên khi anh leo lên tới đỉnh 1000 mét rồi anh mệt lắm. Lên đến đỉnh xong rồi, bắt đầu anh đi xuống dưới này, rồi anh ngồi uống nước thì anh mới thấy cái thú vị khi anh đã đi xuống anh uống nước. Còn nếu anh không lên, anh không chấp nhận thử thách kia đó, thì anh không có cái thú vị lên xong hết rồi, ngồi uống nước thấy nó đã vô cùng. Anh không bao giờ hưởng được cái đó. Tức là trong thử thách thì nó mệt, nhưng sau thử thách đó là cả một thế giới mà anh chưa bao giờ biết. Anh chưa bao giờ biết nó (Thầy cười).
Bây giờ quý vị đặt lại các câu hỏi đi. [...]

Mời quý vị đón đọc các cuộc trà đàm tiếp theo.

Nhóm biên tp
Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn